| Hotline: 0983.970.780

Tác hại từ quả dứa nếu dùng không đúng

Chủ Nhật 14/04/2019 , 07:10 (GMT+7)

Dứa là loại quả rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm.

chu-soi-thn1152903179

Dứa, thơm hay khóm (có nơi gọi là khớm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương, tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brazil. Quả dứa thường gọi, thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các "mắt dứa".

Dứa là loại quả rất bổ dưỡng. Dứa là loại quả ngon, bổ dưỡng được yêu thích trong mùa hè. Dứa có nhiều chất dinh dưỡng, muối khoáng, vitamin và nhiều chất quý, đặc biệt là glucid, canxi, photpho và vitamin C. Về thành phần hóa học, trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten...

Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein thành các axit amin. Chính vì thế quả dứa được tận dụng để ướp thực phẩm cho chóng nhừ. Tuy nhiên, những emzyme này quý hơn nhiều so với công dụng mà người ta thường biết.

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.

Bromelin còn có tác dụng làm giảm sự di căn của ung thư, kết hợp với các biện pháp hóa trị hay xạ trị khác. Chính vì thế, trong công nghiệp dược phẩm, người ta thường chiết xuất bromelin từ vỏ và lõi dứa để đưa vào thành phần thuốc điều trị ung thư.

Như vậy có thể thấy, dứa là loại quả rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Dưới đây là tác hại đáng sợ của quả dứa có thể bạn không ngờ tới:

1. Nguyên nhân gây dị ứng, ngộ độc dứa: Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín. Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên nầm càng dễ bám. Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, ung, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh.

2. Những biểu hiện dị ứng, ngộ độc dứa: Người bị dị ứng, ngộ độc dứa thường có những biểu hiện sau: Nôn mửa. Tiêu chảy. Đau bụng quằn quại. Ngứa ngáy toàn thân. Miệng lưỡi tê dại. Khó thở, nổi mề đay. Gây sốc...

3. Xử lý tại nhà khi bị dị ứng, ngộ độc dứa: Trong trường hợp bị dị ứng, ngộ độc nhẹ, có thể xử lý tại nhà bằng cách gây nôn cho người bệnh. Dùng tay ngoáy họng cho nôn ra hết chất độc vừa ăn phải.

Sau đó cho người bệnh uống siro ipeca với liều lượng người lớn từ 15-30 ml, trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml. Cần cho uống than hoạt tính để giải trừ hết chất độc của dứa còn sót lại trong cơ thể: Lấy 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần. Uống nhắc lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn, 25-30g ở trẻ em.

Trong trường hợp bị khó thở, suy hô hấp… cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

1946119153958215

4. Cách ăn dứa an toàn:

- Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.

- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.

- Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt chừng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.

- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.

- Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.

- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

(Kiến thức gia đình số 15)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm