| Hotline: 0983.970.780

Tại sao đất Tây Nguyên màu đỏ vàng?

Thứ Năm 11/12/2014 , 08:10 (GMT+7)

Các loại phân bón của Văn Điển rất thích hợp, không thể thiếu cho những vùng đất chua, phèn, trũng, lầy thụt, đồi dốc của Tây Nguyên.

Với diện tích canh tác trên 5,6 triệu ha, đất đai ở Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan, có độ dốc lớn (8 - 25 độ). Do quá trình phong hóa đá bazan, đất có các khoáng hoạt tính kaolinit, oxyt Fe/Al và các hợp chất nên có màu đỏ hoặc đỏ vàng là chủ đạo.

Với các đặc điểm như: Độ xốp cao, cấu trúc tốt nên dễ thấm nước, tích sét, kết von ít, nghèo bazơ do bị rửa trôi CaO, MgO, SiO2, S, các chất vi lượng nên đất tại Tây Nguyên thường bị chua hoặc rất chua (pH: 3,9 - 5,2).

KHÔNG MÀU MỠ NHƯ TA NGHĨ

Trong các vùng đất xấu, bao gồm các loại đất đã bị chua nhiều tại Tây Nguyên, hàm lượng canxi, manhe và các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức nghèo chiếm tỷ lệ lớn. Đất thường có độ No Bazơ nhỏ hơn 40%, hàm lượng canxi trao đổi thường nhỏ hơn 2 mg đương lượng/100 gr đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cổ, đất đỏ lợt màu trên bazan, đất xám bạc màu…

Là vùng chuyên canh của nhiều loại cây công trồng quan trọng như cao su, cà phê, tiêu, điều, chè… các cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô (bắp), đậu lạc, cây rau màu khác, trong một thời kỳ dài, phần lớn đất đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt do chế độ bón phân thiếu cân đối, tình hình ngộ độc đất như ngộ độc lưu huỳnh (S) ngày một nặng dẫn tới mất cân đối dinh dưỡng trầm trọng.

Vì vậy, trên các loại đất canh tác ở Tây Nguyên, để bón phân đạt hiệu quả cao, cần phải căn cứ theo độ phì nhiêu, trong đó nổi bật là tính chất lý, hóa học đất, có liên quan rất nhiều đến cách sử dụng phân bón với từng loại đất.

Với từng loại cây trồng khác nhau, ở các loại đất tốt việc bón phân cũng ít quan trọng và thường cũng chỉ cần chú ý bón các loại phân chính yếu là các yếu tố đa lượng NPK. Ở các loại đất này nông dân thường "bóc lột" độ phì tự nhiên của đất bằng cách không bón phân hoặc chỉ bón phân đạm ure.

Ngược lại, ở đất trung bình, nhất là ở đất xấu, việc bón phân vô cùng quan trọng. Bón phân cho các loại đất này, ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK, người ta còn phải quan tâm nhiều đến các yếu tố dinh dưỡng phụ hay gọi là các yếu tố thứ yếu là các yếu tố trung và vi lượng như canxi, magie, lưu huỳnh, silic.

Trên các loại đất xấu, nhất là đất xám bạc màu, rất cần bón các loại phân có chứa đầy đủ cả các nguyên tố vi lượng nữa là sắt, đồng, molipđen, Boric. Loại phân bón có hiệu quả cao cho cây trồng ở vùng đất xám và đất bạc màu được dùng phổ biến tại Tây Nguyên hiện nay là phân Đa yếu tố NPK chuyên dụng Văn Điển cho từng loại cây trồng của Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển.

DINH DƯỠNG SỐNG CÒN VỚI ĐẤT TÂY NGUYÊN

Để đáp ứng cho nhu cầu bón phân khoa học, trong nhiều năm qua, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã phối hợp với các viện, trường, trung tâm khoa học nghiên cứu đặc điểm đất đai thổ nhưỡng và sinh lý của cây trồng tại Tây Nguyên và đã đề ra các công thức SX và cung cấp ra thị trường trên 60 loại phân bón khác nhau, phù hợp từng đồng đất, từng thời kỳ sinh trưởng của các loại cây trồng của vùng.

Ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhận xét: “Viện khuyến cáo nông dân dùng phân lân Văn Điển từ hàng chục năm nay. Đất Tây Nguyên là đất đồi, chua, bón phân Văn Điển phù hợp vì phân có canxi (mang tính kiềm), góp phần cải tạo đất.
Ngoài ra, trong phân còn có các chất vi lượng rất cần thiết do cà phê có năng suất cao (1 ha thu 25 - 30 tấn quả/năm nên vi lượng dễ bị thiếu hụt). Đối với nông nghiệp năng suất cao nhiều khi vi lượng là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất”.

Phân bón Văn Điển có thành phần cơ bản là lân nung chảy mang ưu điểm là tính kiềm không độc hại, rất giàu các chất trung, vi lượng quan trọng mà không có ở các loại phân bón khác, không tan trong nước mà chỉ tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra nên khi bón xuống đất không bị rửa trôi do mưa nắng, cung cấp đồng thời các loại dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ; nếu cây sử dụng không hết các chất vẫn được giữ lại trong đất cung cấp cho vụ sau.

Phân bón Văn Điển sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, các loại rau, các loại cây ăn quả, cây rừng, cây công nghiệp như cao su, cà phê, bông, mía, chè, dâu tằm,...

Đặc biệt, các loại phân bón của Văn Điển rất thích hợp, không thể thiếu cho những vùng đất chua, phèn, trũng, lầy thụt, đồi dốc của Tây Nguyên, khi sử dụng có tác dụng cải tạo bồi bổ đất, thực sự mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại phân lân khác.

Theo số liệu của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (2014), tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh khá cao, đạt trung bình 72%, tại Đăk Lăk có tới 53,5% nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cao su, 54,5% số hộ bón cho cây cà phê.

Cây trồng được bón lân Văn Điển không những mang lại năng suất cao, chất lượng tốt mà còn tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã và sự khắc nhiệt của thời tiết. Ông Nguyễn Minh Trường, PGĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Diện tích cà phê toàn tỉnh Lâm Đồng là 151.000 ha, đất Lâm Đồng là đất đồi dốc, đất chua độ pH < 4.5. Phân lân Văn Điển chậm tan nên hạn chế bị rửa trôi, có canxi (vôi) nên có tác dụng cải tạo đất. Qua thực tế và qua nhiều mô hình trình diễn bón lân Văn Điển hoặc NPK Văn Điển thấy đất tốt lên, cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tăng khoảng 10%, giảm chi phí và nâng cao chất lượng".

ĐA DẠNG SẢN PHẨM

Ông Hoàng Văn Chính, thôn Tam Hiệp, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng tâm sự: “Gia đình tôi có 3 ha cà phê, những năm trước bón phân lân Văn Điển, 3 năm nay chuyển sang dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển thấy thân cây cà phê màu xanh hơn, vươn ngọn nhiều, lá dày, phẳng màu xanh nõn chuối, da quả bóng, hạn chế bệnh gỉ sắt, đốm mắt cua. Thật lòng mà nói thì phân bón Văn Điển là người bạn đồng hành không thể thiếu trên đồng đất Tây Nguyên”.

Ngoài sản phẩm chính là phân lân nung chảy, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển hiện đang cung cấp nhiều loại sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT- NPK) cho các vùng chuyên canh tại Tây Nguyên như:

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (5.10.3.16.8.15.2, 10.10.5.16.8.15.3, 6.11.2.20.10.15.2, 16.5.17.8.5.7.2) là 4 loại phân chuyên bón cho cây lúa, rau màu và cây ăn quả qua các thời kỳ sinh trưởng.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (10.8.12.15.8.13.3, và 10.5.12.7.7.6.3) chuyên dùng cho cây cao su và cà phê.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (12.8.12.15.8.13.3, 16.6.16.7.7.6.2) dùng để bón thúc cho nhiều loại cây như cà phê, cao su, tiêu, lúa, mía, dứa...

Bên cạnh đó, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển còn có loại phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (9.9.12.12.7.9.2 và 22.5.11.9.5.8.2) chuyên dùng cho bón lót và bón thúc khoai tây.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (4.12.7.16.8.15.2) chuyên dùng cho đỗ, lạc.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (6.12.5.16.8.15.2, 15.5.20.8.5.7.2) chuyên bón cho mía, dứa.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (5.6,5.27.11.6.9.2) chuyên dùng cho cây dưa hấu.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (5.8.20.12.6.9.2) chuyên dùng cho cây ớt.

Phân ĐYT N-P-K-CaO-MgO-SiO2-S (4.10.4.14.7.12.2, 4.12.4.16.8.13.2) chuyên dùng cho cây ăn quả và 16 loại phân chuyên dùng cho cây chè, 4 loại cho cây dâu tằm…

Phân lân Supe tecmô phát huy ưu điểm của hai loại phân lân: lân Super tan ngay để cây hấp thụ thời kỳ đầu, lân nung chảy chậm tan để cung cấp dinh dưỡng cho thời kỳ sau và cải tạo đất, loại phân bón này phù hợp cho những cánh đồng không chua, đồi dốc.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm