| Hotline: 0983.970.780

Tại sao lúa gạo VN vẫn chưa hóa thân?

Thứ Hai 12/11/2012 , 10:08 (GMT+7)

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2012 này VN sẽ bán được 7,7 triệu tấn gạo, trở thành năm có sản lượng XK gạo cao nhất trong 20 năm qua và tạm thời chiếm vị trí số 1 thế giới của Thái Lan. Kết quả này đã dấy lên trăn trở của nhiều người từ nhiều góc độ khác nhau.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2012 này VN sẽ bán được 7,7 triệu tấn gạo, trở thành năm có sản lượng XK gạo cao nhất trong 20 năm qua và tạm thời chiếm vị trí số 1 thế giới của Thái Lan. Kết quả này đã dấy lên trăn trở của nhiều người từ nhiều góc độ khác nhau.

GÓC NHÌN NHÀ KINH TẾ

Kết quả xuất khẩu gạo trên đã khẳng định thành công của Việt Nam về nông nghiệp trên tất cả các mặt, không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn mang lại nguồn thu nhập lớn cho hàng triệu hộ nông dân trồng lúa.

Mặc dù so sánh với Thái Lan là vô cùng khập khiễng, vì lúa Thái đều là giống dài ngày và ở đẳng cấp cao hơn, tuy nhiên các con số sau đây sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về thành quả: Thái Lan có 9,6 triệu ha đất trồng lúa, cho sản lượng 22 triệu T gạo/năm. Nếu lấy giá xuất khẩu bình quân là 540 USD/T thì toàn bộ gạo của Thái Lan có giá trị 11,880 tỷ USD, bình quân mỗi ha trồng lúa của Thái cho giá trị 1.237 USD/năm.

Việt Nam có 3,9 triệu ha lúa, cho sản lượng 21 triệu T gạo/năm, bình quân giá bán của Việt Nam là 445 USD/T có tổng giá trị là 9,345 tỷ USD, bình quân mỗi ha cho 2.396 USD/năm. Nếu lấy tỷ lệ lợi nhuận của Thái Lan là 60% thì mỗi ha có 742 USD lợi nhuận. Tỷ lệ lợi nhuận của Việt Nam là 45%, mỗi ha trồng lúa cho lợi nhuận 1.078 USD/năm.

Như vậy xét cả trên 2 khía cạnh là giá trị và lãi ròng thì nghề trồng lúa của Việt Nam mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với Thái Lan.

Đấy là tính bình quân trên cả nước, còn nếu chỉ tính riêng ĐBSCL thì mức chênh lệch trên càng lớn. ĐBSCL có 550.000 ha làm 3 vụ/năm cho sản lượng bình quân 8,5 T gạo/ha, có giá trị 3.782 USD, đạt lợi nhuận 1.702 USD/năm. Hơn 1 triệu ha làm lúa 2 vụ cho sản lượng 5,66 T gạo/ha/năm, có giá trị 2.518 USD, đạt lợi nhuận 1.133 USD/ha/năm.

Indonesia cũng là nước có nghề trồng lúa nước truyền thống nhưng năng suất bình quân của họ mới chỉ 4,8 T/ha/vụ, thấp hơn Việt Nam đến 0,9 T/ha.

GÓC NHÌN NGƯỜI TRỒNG LÚA

Tuy có tiếng hiệu quả cao nhưng thực tế người trồng lúa lại không có miếng. ĐBSCL, vựa lúa lớn nhất của cả nước và cũng là nơi có bình quân đất trồng lúa lớn nhất nhưng cũng chỉ có 0,11 ha/người, và 1,1 ha/hộ trồng lúa (con số này chỉ bằng 1/5 bình quân của vùng Đông Bắc Thái Lan).

Nếu ở vùng đất trồng lúa 2 vụ thì bình quân thu nhập (lãi ròng) của mỗi hộ chỉ vào khoảng 1.250 USD/năm, bình quân mỗi hộ có 5 người, như vậy họ chỉ có mức thu nhập 250 USD/người/năm, mới đạt 415.000 đ/tháng. Nếu ở vùng lúa 3 vụ thì họ cũng chỉ mức thu nhập 600.000 đ/người/tháng. Với mức thu nhập trên thì chỉ đắp đổi qua ngày nói chi đến tích lũy, đầu tư cho tương lai.

Sở dĩ có tình trạng có tiếng mà không có miếng vì bình quân ruộng đất của Việt Nam quá thấp. ĐBSCL chỉ có 1,8 triệu ha đất trồng lúa (trong đó có 200.000 ha đất ven biển chỉ trồng 1 vụ) mà có tới 17,3 triệu người và 1,46 triệu hộ trồng lúa.

GÓC NHÌN NGƯỜI QUẢN LÝ HỆ THỐNG CANH TÁC

Các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao là sự lựa chọn của cả thế giới cứu loài người khỏi nạn đói. ĐBSCL cũng vậy, năm 1930, diện tích trồng lúa của ĐBSCL mới 0,56 triệu ha, khi thế giới chưa biết đến gạo Khaowdakmali của Thái thì Hongkong đã phải tổ chức đấu giá từng lô gạo Bãi Xàu của Sóc Trăng. Cả đồng bằng lúc ấy chỉ mỗi giống lúa mùa có thời gian sinh trưởng dài ngày, năng suất thấp nhưng rất ngon cơm.

Năm 1973 – 1975, giống lúa IR 8 ngắn ngày, từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) có được diện tích 300.000 ha và liên tục phát triển mạnh mẽ. Mở rộng diện tích và tăng vụ là cứu cánh, năm 1975 diện tích gieo trồng ước đạt trên 1 triệu ha và nay đạt 1,8 triệu ha. Diện tích gieo trồng tăng nhanh hơn, từ 0,56 triệu ha (năm 1930) đã tăng lên 4 triệu ha như hiện nay.

Theo Cục Trồng trọt, từ năm 1989 tới nay, ĐBSCL đã gia tăng diện tích vụ đông xuân gấp 8 lần, hè thu tăng gấp 4,3 lần và vụ mùa giảm 3,4 lần. Cùng với các TBKT mới về giống, kỹ thuật canh tác, năng suất đã tăng từ 3,86 T/ha lên 5,67 T/ha và sản lượng từ 4,5 triệu T lúa (1976) đã tăng lên 23 triệu T như năm 2012 này.

Tăng vụ, đưa vòng quay của đất lên 2,5 đã giúp VN làm nên kỳ tích là chống được đói, lại có dư xuất khẩu nhưng theo đó là hệ lụy về môi trường suy thoái, hệ sinh thái trên lúa dưới cá giờ chẳng còn; việc đắp các bờ bao, bờ đê để bảo vệ lúa làm cho đất đai kém đi màu mỡ, tăng chi phí cho phân hóa học; vệ sinh đồng ruộng kém, thời vụ nhiều làm bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm, tăng sử dụng hóa chất (từ 80 triệu USD/năm lên 600 triệu USD - cả nước) làm cho sản xuất càng ngày càng lệ thuộc vào thuốc.

Nên chăng giảm bớt diện tích lúa thay bằng cây trồng khác? Câu hỏi này từng được thảo luận nhiều nơi và từng được làm thử nhưng chưa mang lại kết quả. Cây trồng có tính khả thi nhất phải kể đến đậu nành vì đậu nành có đầu ra lớn (mỗi năm VN phải nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD đậu nành dùng cho chăn nuôi), thời vụ ngắn, giá tốt, kỹ thuật canh tác không khó.

+ Sẽ là hoang đường nếu gạo VN cứ muốn “ngồi chung chiếu”, bán ngang giá với gạo Thái nhưng cũng đã có lúc American rice (liên doanh với TCty Lương thực miền Nam - Vinafood 2) làm được chuyện ấy, với giống IR 64 rặc, họ đã mua của nông dân và bán được giá cao hơn các doanh nghiệp VN 1,5 lần.

+ Nâng cao chất lượng và giá trị cho gạo VN, điều chỉnh phân khúc thị trường là con đường hẹp và dài, đòi hỏi sự kiên định của chính sách. Các thành tựu về giống, kỹ thuật canh tác, mô hình tổ chức sản xuất, hạ tầng giao thông thủy lợi, cơ giới hóa đồng ruộng đã đưa hạt gạo VN lên một tư thế mới nhưng vẫn chưa hội đủ điều kiện để “hạt ngọc Việt” hóa thân.

Tuy nhiên mục tiêu 150.000 ha đậu nành vẫn chỉ nằm mãi ở con số 8.000-9.000 ha. Bắp lai cũng là cây trồng trong tầm ngắm nhưng vẫn không đủ chia sẻ diện tích cho lúa. Bông vải, vừng, đay đều đã làm qua. Cây ăn quả, cũng không thể vượt quá con số 350.000 ha, rau cũng chỉ trong giới hạn. Loay hoay mãi rồi đi đến nhận xét – Đất nào cây nấy, trời đất sinh ra ĐBSCL chủ yếu là để trồng lúa.

VÀ GÓC NHÌN... NHÀ BÁO

Tăng thu nhập cho người trồng lúa, đảm bảo nghề trồng lúa bền vững bằng việc nâng cao chất lượng và giá trị là con đường duy nhất. Trong nhiều năm qua, đã có một số chính sách hướng đến: Giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo/năm; Thu mua lúa tạm trữ đảm bảo mức lãi tối thiểu 30% cho người trồng lúa; Phát triển 4 triệu T kho; Đưa lúa gạo thành nghề kinh doanh có điều kiện để giảm số doanh nghiệp được xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu việc hạ giá tranh bán.

Những chính sách trên đã phần nào phát huy tác dụng, làm cho giá cả ổn định hơn. Tuy nhiên do chính sách chỉ chuyên tập trung vào một phía “đầu vào” mà quên “đầu ra” nên tác dụng không lớn, chất lượng và giá trị gạo Việt nam cải thiện không đáng kể, giá bán gạo của VN phải chịu thấp hơn Thái Lan từ 50 – 80 USD/T và đang bị gạo Ấn Độ, Myanmar cạnh tranh quyết liệt.

Vì không thấy cơ hội kiếm thêm lợi nhuận (trong ngắn hạn) nên các doanh nghiệp đều không mặn mà với việc nâng cao giá trị và chất lượng. Bình thường đã vậy huống chi trong tình hình cung vượt cầu, gạo VN đang bị đe dọa xuống giá như hiện nay thì việc các doanh nghiệp lúa gạo đều khước việc xây dựng vùng nguyên liệu, tham gia “cánh đồng mẫu lớn”, ký hợp đồng bao tiêu… là đương nhiên.

Nên chăng có chính sách thưởng theo đầu tấn cho những hợp đồng có giá cao, khoản phụ trội này sẽ kích thích nâng cao chất lượng và sẽ được tự động phân phối lại cho chuỗi giá trị, thúc đẩy công nghệ sấy lúa, công nghệ yếu nhất hiện nay phát triển.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm