| Hotline: 0983.970.780

Tại sao ống hít mũi có thể không tốt cho bạn?

Thứ Bảy 06/06/2020 , 06:01 (GMT+7)

Các thành phần được sử dụng trong nhiều ống hít có thể là thủ phạm của việc nghẹt mũi kéo dài.

 

Nhiều người trong chúng ta liên tưởng những ống nhựa trắng nhỏ với đầu tròn như phụ kiện tối ưu cho mũi. Những người khác đơn giản là không thể làm gì trong ngày mà không có nó. “Không thể thở” hay “mũi bị nghẹt” là hạn chế phổ biến nếu bạn cố tách mũi ra khỏi ống hít.

Và trong thời gian phải trú ẩn tại chỗ do Covid-19, bạn thậm chí có thể nhận thấy các thành viên trong gia đình sử dụng các ống nhỏ của họ nhiều hơn bình thường.

Lý do: Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh căn hộ, bụi có thể gây ra viêm mũi dị ứng, hay gây tắc nghẽn mũi hơn.

“Viêm mũi dị ứng có thể gây ra xoang và nghẹt mũi, và đau”, bác sĩ Lim Keng Hua, chuyên gia Khoa tai mũi họng, Trung tâm y tế Mount Elizabeth, cho biết.

“Ban đêm, nghẹt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra ngáy và đôi khi, ngưng thở khi ngủ”.

"Các dị ứng khác và sở hữu mũi nhạy cảm cũng có thể khiến mũi dễ bị nghẹt", bác sĩ Leslie Koh, chuyên gia tư vấn Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Changi, cho biết.

Cơ chế hoạt động của ống hít

Vậy thì, những gì được thêm vào trong các ống nhỏ phả hơi lạnh, mang mùi bạc hà? Hầu hết các trường hợp là dầu long não, tinh dầu bạc hà và/hoặc dầu khuynh diệp, bác sĩ Lim nói.

Mặc dù những loại tinh dầu này làm cho việc thở trở nên dễ dàng hơn, giống như cảm giác gia tăng luồng khí đi qua mũi, tuy nhiên đó không phải là điều thực sự xảy ra.

“Ngược lại, việc sử dụng tinh dầu bạc hà qua ống hít đã được chứng minh là gây nghẹt mũi”, bác sĩ Lim giải thích, cảm giác bị nghẹt có thể là do “một hành vi kích thích”.

"Hơn nữa, lượng tinh dầu bạc hà quá nhiều có thể gây chóng mặt, kích động, cử động mắt bất thường, dáng đi không ổn định, ảo giác, thờ ơ và thậm chí hôn mê ngay lập tức", bác sĩ Koh cảnh báo.

Long não, mặc dù coi là tự nhiên, song cũng cần sử dụng thận trọng. “Dùng quá liều long não có thể gây kích ứng trong miệng và cổ họng, buồn nôn, nôn và đau bụng. Kích động và co giật cũng được mô tả như là dấu hiệu của ngộ độc tinh dầu bạc hà và long não”, ông bổ sung.

“Bên cạnh các loại dầu có nguồn gốc thực vật, một số loại thuốc hít mũi cũng có thể chứa các chất thông mũi mạnh như oxymetazoline, pseudoephedrine hoặc ephedrine”, bác sĩ Lim nói. “Những thuốc thông mũi này không phải không có nhược điểm”.

“Chúng rất hiệu quả trong việc làm giảm nghẹt mũi nhưng việc sử dụng kéo dài có thể làm hỏng mô mũi, dẫn đến hiện tượng phản xạ, mũi thậm chí còn bị tắc nghẽn hơn”, bác sĩ Lim nói.

Các tác dụng phụ khác bao gồm tăng sổ mũi, nhịp tim nhanh, nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp và khó ngủ.

“Để an toàn, đừng sử dụng ống hít nhiều hơn 3 lần/ngày và thời gian sử dụng không nên kéo dài quá 1-2 tuần”, bác sĩ Koh đưa ra lời khuyên.

Bác sĩ Lim cho biết, nếu bạn cần chúng hàng ngày trong hơn một tuần, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra nghẹt mũi.

Ống hít có thể gây nghiện?

"Không có các thành phần gây nghiện trong ống hít mũi không kê đơn được bán tại Singapore", bác sĩ Koh nói. "Tuy nhiên, việc lạm dụng sản phẩm có thể phát triển thành thói quen, đặc biệt là nếu bệnh nhân cảm thấy rằng mình nhận được một số lợi ích vật lý từ ​​nó".

Ống hít mũi có thể tệ đến mức nào? Bác sĩ Lim cho biết, “một số bệnh phát triển viêm mũi - tình trạng y tế trong đó niêm mạc mũi bị tổn thương - được thay thế bằng mô xơ không còn khả năng co lại.

Như vậy, mũi hầu như bị chặn, và chỉ thuyên giảm trong giây lát với thuốc thông mũi. Một số có dấu hiệu xấu đi như chảy nước mũi, đóng vảy và có mùi hôi".

Ông nhớ lại một bệnh nhân đã liên tục sử dụng ống hít mũi trong 5 năm. Nó bắt đầu khi cô bị viêm mũi thai kỳ và gặp tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng.

Đây gần giống như giúp ai đó cai nghiện. Bạn cần phải giúp họ dừng hẳn vào thói quen mà họ phụ thuộc, "Mất hai tháng để loại bỏ tác dụng của thuốc thông mũi và điều trị cho cô ấy mà không cần phẫu thuật”.

Ngoài ra, bệnh nhân được sử dụng một loại thuốc uống steroid, thuốc xịt steroid, nước muối hoặc thụt rửa, và thuốc kháng histamine không có thành phần thuốc thông mũi, ông nói.

Các giải pháp khác giúp thông mũi?

Có nhiều cách khác để loại bỏ nghẹt mũi. “Nếu nó là tình huống mãn tính, nghĩa là tình trạng nghẹt mũi kéo dài trong một thời gian dài hoặc liên tục tái phát, bạn có thể cần gặp bác sĩ để có thể trị dị ứng hoặc tình trạng mũi nhạy cảm”, bác sĩ Koh nói.

 

Bệnh nhân bị dị ứng có thể cần dùng steroid dạng xịt giúp giảm nghẹt mũi.

“Trong trường hợp xấu nhất, một số bệnh nhân thực sự có thể có khối u khoang mũi và xoang. Do đó, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sẽ rất hữu ích”, ông nói.

Nếu tình trạng nghẹt mũi mới chỉ xảy ra, có lẽ do nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, bác sĩ Koh gợi ý thuốc xịt mũi không kê đơn có chứa oxymetazoline.

“Nhưng cần hạn chế sử dụng các thuốc thông mũi này không quá 3 lần/ngày và thời gian sử dụng liên tục hạn chế từ 5-7 ngày. Ngoài ra, còn có những loại thuốc uống, hoặc hỗn hợp thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi giúp loại bỏ tình trạng nghẹt mũi”, bác sĩ Koh nói.

Những phương thuốc này cũng có thể được sử dụng bởi những bệnh nhân bị nghẹt mũi cấp tính. Tuy nhiên, chúng đi kèm với các tác dụng phụ, đặc biệt là ở người cao tuổi, bao gồm kích động và bí tiểu cấp tính, ông cảnh báo.

(Kiến thức gia đình số 23)

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.

9 tác dụng bất ngờ của trà gừng đối với sức khỏe

Trà gừng là thức uống quen thuộc trong đời sống, đặc biệt được nữ giới ưa chuộng. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.