| Hotline: 0983.970.780

Tái thả số lượng lớn động vật hoang dã vào rừng nguyên sinh Cúc Phương

Thứ Bảy 02/07/2022 , 14:30 (GMT+7)

Số động vật này đều là tang vật, vật chứng hoặc do tổ chức, cá nhân tự nguyên giao nộp cho cơ quan chức năng.

Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả động vật hoang dã vào rừng nguyên sinh sinh Cúc Phương.

Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả động vật hoang dã vào rừng nguyên sinh sinh Cúc Phương.

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương (07/7/1962 - 07/7/2022), ngày 2/7, đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội (thuộc Sở NN-PTNT Hà Nội) tổ chức tái thả một số lượng lớn động vật hoang dã vào rừng nguyên sinh Cúc Phương.

Cụ thể, có tổng số 58 cá thể thuộc 8 loài gồm cầy gấm, rắn hổ chúa, rùa sa nhân, chim chào mào, chim cu gáy, chim sao mỏ vàng, chim vẹ ngực đỏ và chim vành khuyên Nhật Bản; cùng với đó là một số cá thể của loài rắn hổ mang với tổng trọng lượng 1,5kg.

Số động vật này đều là tang vật, vật chứng hoặc do tổ chức, cá nhân tự nguyên giao nộp cho cơ quan chức năng của Nhà nước; đã được cứu hộ, tiếp nhận, chữa trị, chăm sóc đủ điều kiện đưa trở lại môi trường tự nhiên. Và rừng nguyên sinh Cúc Phương được đánh giá có đủ các điều kiện để tái thả số động vật này.

Cá thể cầy gấm được tái thả về Vườn quốc gia Cúc Phương trong đợt này.

Cá thể cầy gấm được tái thả về Vườn quốc gia Cúc Phương trong đợt này.

Tham gia vào hoạt động ý nghĩa này, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết: Thời gian qua, giữa Sở với Vườn đã có mối quan hệ và phối hợp rất tích cực và hiệu quả trong các hoạt động về nghiệp vụ bảo tồn thiên nhiên. Ông cũng đánh giá rất cao truyền thống và thành tựu của Vườn quốc gia Cúc Phương trong công tác bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là động vật hoang dã và công tác giáo dục môi trường thông qua các sản phẩm du lịch sinh thái như Tour Về Nhà.

Đại diện Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương) cho biết, đây là lần thứ hai trong hai năm qua mà hai đơn vị phối hợp tái thả số lượng lớn động vật hoang dã tại Cúc Phương. Điều này minh chứng cho sự ổn định và phát triển bền vững của hệ sinh thái Cúc Phương – một kết quả quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ rừng của Vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.