| Hotline: 0983.970.780

Tam Bình không thua phố thị

Thứ Sáu 21/11/2014 , 08:15 (GMT+7)

Về xã Tam Bình (huyện Cai Lậy, Tiền Giang), nghe bà con kháo nhau chuyện chuyển đổi cây trồng đem lại thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/hộ/năm, nông thôn đổi mới từng ngày, chúng tôi cũng vui lây.

Xe ô tô về đến ngõ

Ông Nguyễn Văn Hòa (Mười Phò) ở ấp Bình Thuận khoe: Xã Tam Bình bây giờ không khác gì phố thị. Thành phố lên đèn thì đường nông thôn trên địa bàn xã cũng sáng rực. Người thành phố đi tập thể dục buổi sáng thì người dân Tam Bình cũng vậy. Nhà ở thành phố có cổng rào kiên cố thì ở nông thôn còn hoành tráng hơn. Có những tường rào được bà con xây để bảo vệ nhà và vườn cây ăn trái có giá trị hơn căn nhà cấp bốn.

Còn 16 tuyến đường trên địa bàn xã đảm bảo taxi đưa đón khách, xe tải lưu thông vận chuyển hàng hóa ngon lành. Sau 3 năm bắt tay xây dựng NTM, xã Tam Bình tập trung nâng cấp, thi công mới được 16 trục đường liên ấp, trục ấp và 6 cây cầu với tổng kinh phí 45 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân hiến đất, vườn cây ăn trái, vật kiến trúc để làm đường trị giá 18,7 tỷ đồng, còn lại là ngân sách Nhà nước.

Ông Hòa nhớ lại: Lúc chưa bắt tay xây dựng NTM, đường sá chỉ có xe hai bánh lưu thông, vận chuyển hàng hóa rất khó khăn. Sầu riêng đến ngày thu hoạch phải vận chuyển bằng xe hai bánh ra lộ lớn bán mới không bị thương lái ép giá. Khi cán bộ xã vận động bà con hiến đất, vật kiến trúc, cây trồng để nâng cấp, mở rộng đường ra 3,5 m thì đa số bà con đồng tình hưởng ứng.

Khi đường đưa vào sử dụng bà con lập tức được hưởng lợi. Thu hoạch trái cây, thương lái chạy xe tải vào tận cửa nhà mua nên nông dân không còn bị ép giá như trước. Bình quân, 1 kg sầu riêng tăng thêm khoảng 4.000 đồng. Chuyện nông dân Tam Bình thu nhập 1 tỷ đồng/hộ từ vườn sầu riêng là bình thường.

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư Chi bộ ấp Bình Thuận, nói: Người dân đã và đang hưởng lợi từ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Nổi bật nhất là việc chuyển đổi sản xuất (SX) từ vườn tạp sang vườn chuyên canh cây ăn trái đặc sản. Bây giờ từ bàn trà, quán cà phê hay đám tiệc bà con đều ngồi bàn tính chuyện canh tác sầu riêng rải vụ để bán được giá.

Chính thu nhập cao từ cây sầu riêng đã cuốn hút ông Nguyễn Văn Hòa, chủ tiệm vàng, giao việc bán vàng cho vợ để về cai quản vườn sầu riêng rộng 7.000 m2 bốn năm tuổi.

Ông Hòa cho biết: Năm 2013, vườn sầu riêng thu hoạch, trừ chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng. Vụ sầu riêng năm 2014 đang đơm hoa kết trái và sẽ cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán, hy vọng lãi 500 triệu đồng.

09-31-28_ong-sy-ben-vuon-chnh-200-trieu
Vườn cây ăn trái là thế mạnh ở Tam Bình

"Để có được sự chung sức của người dân, xã Tam Bình đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc xây dựng mô hình dân vận khéo trong vận động nhân dân hiến đất, đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, xã Tam Bình cơ bản đạt 19/19. Xe bốn bánh chạy quanh 11 ấp. Dân hiến đất, cây ăn trái đặc sản và tự bỏ tiền bơm cát san lấp nền hạ, mặt đường tỉnh đầu tư. Rác thải dân tự hùn tiền trả cho Cty công trình đô thị thu gom. Đèn sáng nông thôn dân đóng góp lắp đặt. Vấn đề đầu tiên là phải quán triệt chủ trương sao cho dân đồng thuận thì xây dựng NTM mới thành công", Bí thư Đảng ủy xã Tam Bình Trần Văn Bé Tư.

Khi kinh tế khấm khá hơn thì việc vận động bà con làm công tác xã hội cũng dễ dàng hơn. Những con đường liên ấp dân hiến đất, vật kiến trúc, cây trồng, bơm cát làm nền hạ, Nhà nước đầu tư phần mặt cứng. Người dân Tam Bình không ngờ được có ngày taxi đến tận nhà rước khách, xe tải vô tận vườn chở trái cây, điện sáng khắp đường làng, được sử dụng nước máy không thua người thành phố.

Nhờ sầu riêng, vú sữa

Ông Trần Văn Bé Tư, Bí thư Đảng ủy xã Tam Bình, cho biết: Ngày đầu tiên bắt tay thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Ban Chỉ đạo xã chọn tiêu chí thu nhập làm bệ phóng cho quá trình thực hiện. Theo đó, địa phương đã hướng cho bà con tập trung chuyển đổi SX từ vườn cây hiệu quả không cao sang vườn cây ăn trái chuyên canh. Khi đó nhà vườn Tam Bình đã chuyển mạnh sang trồng cây sầu riêng cơm vàng hạt lép.

Sau 4 năm chuyển đổi thì nay cây sầu riêng mang lại thu nhập cao. Hai năm nay, trái sầu riêng cơm vàng hạt lép luôn giữ mức giá khá ổn định, khoảng 30.000 đồng/kg. Còn nhà vườn nào xử lý cho trái ra hoa rải vụ thì càng hốt bạc. Thời điểm này, nhà vườn thu hoạch sầu riêng bán được giá trên 80.000 đồng/kg. Với năng suất 20 tấn/ha thì tổng thu trên 1,6 tỷ, trừ chi phí thu lãi trên 1 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Năm, ấp Bình Hòa A, cho biết: Cây sầu riêng trên đất Tam Bình đã bỏ xa sầu riêng Ngũ Hiệp. Trước đây, nông dân Tam Bình trồng nhãn, sa pô hiệu quả không cao. Từ năm 2011 đến nay, chuyển sang trồng sầu riêng cơm vàng hạt lép hiệu quả rất cao. Một hộ chỉ cần 5.000 m2 trồng sầu riêng là giàu, hộ nào trồng 1 ha trở lên có thể trở thành tỷ phú.

Ông Năm khoe, vụ nghịch năm 2013, vườn sầu riêng nhà ông thu 38 tấn, bán giá 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu về gần 1 tỷ đồng. Vụ nghịch năm nay, năng suất thấp hơn nhưng giá bán cao nên thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Tam Bình, cho biết: Tam Bình có 1.600 ha đất trồng cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, vú sữa và sa pô, trong đó có đến 1.400 ha đất trồng sầu riêng chuyên canh. Toàn xã có khoảng 4.500 hộ với 17.000 nhân khẩu. Sau hơn 3 thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, đến nay xã Tam Bình đã hoàn thành 19/19 tiêu chí.

Chuyện nhà vườn trồng sầu riêng thu nhập bạc tỷ không còn là chuyện hiếm ở xã Tam Bình. Xã đang thực hiện mô hình trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 11 ha và sẽ mở rộng thêm 15 ha vào năm 2015. Kinh tế vườn phát triển mạnh, lao động có việc làm ổn định là bệ phóng đưa Tam Bình đạt 19 tiêu chí sớm và sẽ phát triển bền vững trong tương lai.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm