| Hotline: 0983.970.780

Tân Ân vượt khó

Thứ Năm 10/01/2019 , 08:39 (GMT+7)

Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), những năm qua, bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương, xã đảo Tân Ân đã từng bước vươn lên trên chặng đường xây dựng NTM.

Có dịp quay lại Tân Ân vào những ngày cuối năm, cái chớm lạnh của mùi gió Tết khẽ lướt qua, vô tình đã khiến chúng tôi gợi nhớ lại hình ảnh cách đây một năm, cũng trong một lần đi công tác, để tìm hiểu về tình hình lao động SX các mặt hàng khô, phục vụ dịp Tết tại làng biển ấp Ô Rô.

Đó là hình ảnh ngư dân cặm cụi lao động hăng say, một không khí nhộn nhịp làm xua tan bao khó khăn, mệt nhọc của người dân vùng quê nghèo. Cũng chính hình ảnh đó, khiến chúng tôi tin rằng, sẽ có một ngày, vùng quê nghèo này sẽ thay da, đổi thịt để khoác lên mình bộ áo mới. Để làm được điều đó, nhân tố quan trọng nhất vẫn là nhân dân, nội lực của người dân là yếu tố tiềm năng để đưa kinh tế xã phát triển.

15-33-08_dnh_bt_thuy_sn_l_the_mnh_cu_nen_kinh_te_x_do_tn_n
Đánh bắt thủy sản là thế mạnh của nền kinh tế xã đảo Tân Ân

Anh Võ Ngọc Hiển, đoàn viên, ngụ ấp Rạch Gốc, vui mừng: “Là người con của quê hương Tân Ân, bản thân tôi luôn tiên phong trong việc hưởng ứng các phong trào phát động xây dựng NTM. Vấn đề cốt lõi để xây dựng NTM thành công, đó là ý thức của người dân. Nhìn chung, từ khi địa phương xây dựng NTM đến nay, người dân hưởng ứng rất nhiệt tình”.

Thế mạnh của xã là kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Để phát huy tiềm năng, lợi thế đó, năm 2018 xã tranh thủ nguồn lực để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn để phát triển SX, tăng thu nhập cho gia đình và làm giàu cho xã hội. Theo đó, năm 2018, tổng sản lượng thủy sản 6.618 tấn, đạt trên 102%; sản lượng nuôi trồng thủy sản 1.752 tấn, đạt 107% và sản lượng khai thác thủy sản 3.893 tấn, đạt hơn 100% kế hoạch năm.

Trao đổi với PV Báo NNVN, ông Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Ân, tự hào: “Quê hương Tân Ân giàu truyền thống cách mạng, phát huy tinh thần đó, chúng tôi ra sức nỗ lực, phấn đấu để xây dựng NTM. Một khi diện mạo nông thôn khởi sắc thì kinh tế - xã hội cũng sẽ đi lên. Đáng mừng là người dân chấp hành rất tốt việc thực hiện các tiêu chí NTM của địa phương”.

15-33-08_ong_nguyen_phuong_nm_chu_tich_ubnd_x_tn_n
Ông Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Ân

Tuy nhiên, trên địa bàn xã Tân Ân còn gần 24km đường giao thông đã được đầu tư, xây dựng nhưng hiện có một vài đoạn hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. So với những tiêu chí quy định của Chương trình MTQG xây dựng NTM thì địa phương này chưa đạt tiêu chí giao thông.

“Khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn kinh phí để phục vụ việc duy tu, sửa chữa lại một số đoạn đường bị hư hỏng. Mặc dù, địa phương đã có nhiều nỗ lực, khắc phục, duy tu. Do đặc thù là vùng đất trũng thấp, thường xuyên xảy ra triều cường, nước dâng nên chẳng bao lâu, đường lại hỏng”, ông Nam cho biết. Xã cũng đang triển khai đầu tư, xây dựng công trình lộ cấp VI đồng bằng.

15-33-08_cu_rch_goc_duoc_xy_dung_gop_phn_thuc_dy_kinh_te_tn_n_pht_trien
Cầu Rạch Gốc được xây dựng, góp phần thúc đẩy kinh tế Tân Ân phát triển

Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện còn thấp, đến cuối năm 2018, đạt 26 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm khá cáo. Trong đó, hộ nghèo chiếm 5,52%, cận nghèo là 4,16%. Hiện trên địa bàn xã chưa có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho người dân. “Công tác xây dựng NTM hiện còn nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế có phát triển nhưng còn chậm so với nhu cầu CNH – HĐH. Hiện xã chỉ mới đạt 10/19 tiêu chí NTM”, ông Nam cho biết.

Trước mắt, Tân Ân còn nhiều khó trên chặng đường cán đích NTM. Song, với tinh thần vượt khó, sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình từ quần chúng nhân dân tin rằng, đời sống, kinh tế của xã sẽ khởi sắc, phát triển đi lên, một khi xã biết tận dụng, phát huy tốt tiềm năng và lợi thế sẵn có.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm