| Hotline: 0983.970.780

Tan nát rừng phòng hộ Đăk Hà - Kon Tum, cơ quan chức năng không biết?

Thứ Ba 07/03/2017 , 16:05 (GMT+7)

Hàng trăm cây gỗ lớn đủ các chủng loại trong khu vực rừng phòng hộ Đăk Hà (Kon Tum) bị lâm tặc chặt phá, vận chuyển nhưng vẫn không thấy cơ quan chức năng nào xử lý. Cùng với việc lâm tặc chặt phá cây lấy gỗ thì những người dân địa phương còn vào đây để phá rừng làm nương rẫy.

Sau một thời gian thuyết phục, anh T (một người dân địa phương) mới đồng ý dẫn chúng tôi vào khu vực rừng phòng hộ thuộc địa bàn xã Ngọc Réo (Đăk Hà, Kon Tum) – khu vực thời gian qua luôn là điểm nóng của tình trạng phá rừng.

15-59-22_1
Bãi gỗ bị lâm tặc chặt phá lấy gỗ chỉ còn trơ lại gốc và cành
 

Từ trung tâm xã Ngọc Réo, chúng tôi đi theo con đường đất chạy hun hút vào rừng. Vượt qua những con dốc cao dựng đứng nhấp nhổm đá, hình ảnh đầu tiên mà PV bắt gặp đó là những bìa gỗ đã được cưa xẻ được vứt lại hai bên vệ đường. Thỉnh thoảng còn có cả những lóng gỗ to đã được cưa cắt nhưng vẫn chưa vận chuyển ra ngoài.

Theo T thì con đường đất này dẫn vào tít sâu trong rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, càng vào sâu đường còn chia ra nhiều nhánh nhỏ để lâm tặc có thể khai thác gỗ ở nhiều vị trí. Chạy theo con đường lớn vào khoảng tầm 5km là bãi gỗ vừa bị lâm tặc chặt phá. Những cây gỗ lớn bị đốn hạ và lấy đi phần thân chỉ còn trơ lại gốc và các cành nhỏ nằm ngổn ngang một vùng.

15-59-22_2
Bất kể chủng loại, chỉ cần cây gỗ nào có đường kính trên 40cm đều bị đốn hạ

 

Theo quan sát của PV, những cây gỗ bị chặt thuộc nhiều chủng loại khác nhau như bằng lăng, chò, huỳnh đàn trắng, giổi… Chỉ cần thân cây có đường kính từ 40cm trở lên đều bị lâm tặc cưa lấy gỗ. Trong một khu vực rộng lớn trước đây với những cây gỗ to, tán rộng giờ chỉ còn lại các loại cây nhỏ và dây leo thưa thớt.

Gỗ sau khi chặt được cưa xẻ thành từng lóng ngắn từ 1,5-2m để thuận lợi cho việc vận chuyển. Bởi con đường đất này rất khó đi, chỉ có những xe máy loại nhỏ được chế độ mới có thể đi vào. Bên cạnh đó, khi đã lấy đi phần có giá trị, những bìa gỗ còn sót lại bị lâm tặc đốt cháy nham nhở nhằm phi tang. “Có thể do quá vội vàng nên một số bìa gỗ vẫn chưa bị đốt cháy hết như thế. Chứ bình thường khai thác xong, lâm tặc đều xóa sạch mọi dấu vết”, T cho biết.

15-59-22_3
Nhiều cây gỗ có đường kính gần 2 người ôm

 

Từ đường lớn, chúng tôi quay trở lại và men theo một lối rẽ khác thì cũng bắt gặp tình trạng tương tự. Nằm giữa một ngọn đồi trơ trọi là bãi tập kết gỗ nhưng đã bị lâm tặc vận chuyển đi hết. Tất cả những gì chúng tôi còn nhìn thấy chỉ là vô số bìa, vỏ cây.

Cách bãi tập kết gỗ chưa đầy 100m, PV chứng kiến hàng chục cây gỗ lớn, có những cây đường kính gần 2 người ôm nay chỉ còn lại gốc. Có một số cây gỗ đã bị cưa đổ dài gần 10m nhưng vì còn nằm dưới vực sâu nên vẫn chưa bị lâm tặc đưa lên được.

Theo T, tình trạng phá rừng phòng hộ này đã diễn ra một thời gian dài. Cùng với việc lâm tặc chặt phá cây lấy gỗ thì những người dân địa phương còn vào đây để phá rừng làm nương rẫy. Mặc dù lực lượng chức năng đã đặt biển cấm phá rừng nhưng trong khu vực này, sau nhiều năm các cánh rừng nơi đây đã biến thành những rẫy trồng sắn của người dân. Với sự quản lý lỏng lẻo như hiện tại, một thời gian không lâu nữa, khu rừng phòng hộ vốn xanh tốt như trước đây sẽ còn lại gì?

15-59-22_4
Hai bên vệ đường còn một số lóng gỗ lớn nhưng vẫn chưa được chuyển ra ngoài

 

15-59-22_5
Bãi tập kết gỗ chỉ còn lại bìa và vỏ cây

 

15-59-22_6
Sau khi lấy đi phần có giá trị, những thứ còn sót lại bị lâm tặc đốt nhằm phi tang

 

15-59-22_8
Một số cây gỗ lớn vì nằm ở dưới vực sâu nên chưa thể chuyển đi được

 

15-59-22_9
Những cánh rừng bị người dân chặt phá đã biến thành những khoảng trắng nham nhở

 

Trao đổi với PV, ông Trịnh Xuân Long – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Hà cho biết: “Nắm được thông tin báo chí nêu, chúng tôi đã thành lập đoàn kiểm tra vào xác minh. Khu vực rừng bị tàn phá thuộc địa phận của BQL rừng phòng hộ Đăk Hà. Tuy nhiên những cây gỗ bị chặt không phải là gỗ quý mà chỉ thuộc từ nhóm III đến nhóm VII. Tới đây, chúng tôi sẽ thành lập đoàn liên ngày vào kiểm tra. Khi nào có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ thông tin sau”.

 

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.