| Hotline: 0983.970.780

Tăng thu nhập từ mô hình sinh kế mùa lũ ở Đồng Tháp

Thứ Năm 27/10/2022 , 11:12 (GMT+7)

Đồng Tháp Mô hình sinh kế trong mùa lũ kết hợp trồng lúa, dẫn dụ cá tự nhiên, nuôi cá và vịt đang được triển khai ở Đồng Tháp đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Mô hình sinh kế trong mùa lũ kết hợp trồng lúa, nuôi cá, dẫn dụ cá tự nhiên đang được triển khai tại Đồng Tháp đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình sinh kế trong mùa lũ kết hợp trồng lúa, nuôi cá, dẫn dụ cá tự nhiên đang được triển khai tại Đồng Tháp đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình sinh kế mùa lũ có tổng diện tích của 3 hộ là 18ha, đến nay lúa mùa đã trên 80 ngày tuổi. Hiện, lúa đang trong giai đoạn phát triển tốt, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc và chi phí giảm hơn so với lúa làm theo vụ. Đặc biệt, đây là mô hình ít sử dụng phân, thuốc hóa học. Mô hình sinh kế mùa lũ này còn kết hợp với nuôi vịt, thả cá đồng và dẫn dụ cá tự nhiên từ bên ngoài vào ruộng ở như cá lóc, rô đồng, mè vinh, cá trê. Đây là năm đầu tiên các hộ dân ở đầu nguồn sông Mekong giáp biên giới Campuchia mạnh dạn đăng ký tham gia mô hình sinh kế mùa lũ. Mô hình được dự án WB9 và kinh phí khuyến nông TP Hồng Ngự hỗ trợ trên 300 triệu đồng, gồm đê bao lửng, cá giống, vịt, lưới giăng.

Anh Lê Tấn Pháp (phường An Bình B, TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) có 5 ha thực hiện mô hình sinh kế mùa lũ phấn khởi cho biết: Vùng đất giáp biên giới này một năm chỉ sản xuất 2 vụ lúa/năm (vụ đông xuân và hè thu) còn vụ thu đông do nước lũ về nên đa phần bỏ đất trống. Đặc biệt năm nay được Phòng Kinh tế TP Hồng Ngự chọn thực hiện mô hình sinh kế mùa lũ để thích ứng với biến đổi khí hậu và còn được hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư ban đầu.

Để thực hiện mô hình, anh Pháp tiến hành lên đê bao lửng giúp thuận lợi hơn trong việc thả cá đồng và dẫn dụ cá đồng từ bên ngoài vào ruộng. Sau đó anh xuống giống lúa mùa có tên gọi là Nàng Tây Đùm, khi lúa được 1 tháng tuổi anh thả vịt và thả cá vào. Điều đặc biệt là cách sản xuất lúa của anh Pháp không dùng phân thuốc hóa học, chỉ bón phân hữu cơ lúc lúa còn nhỏ.

Đàn vịt thả nuôi trong ruộng chúng ăn sâu rầy nên đến thời điểm này lúa gần 100 ngày tuổi xanh tốt và dự kiến gần tết sẽ thu hoạch. Ước năng suất lúa từ 2,5-3 tấn/ha và được Tập đoàn Lộc Trời đứng ra bao tiêu thu mua với giá từ 14.000 -15.000 đồng/kg. Còn cá đồng và vịt chuẩn bị bắt bán cũng đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình.

Toàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện được 8 mô hình sinh kế mùa lũ như: 2 lúa - cá đồng, cá tự nhiên mùa lũ và mô hình 2 lúa + vịt, cá đồng, cá tự nhiên mùa lũ kết hợp trồng cây thủy sinh đều đạt hiệu quả kinh tế từ 36,5 - 50 triệu đồng/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Toàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện được 8 mô hình sinh kế mùa lũ như: 2 lúa - cá đồng, cá tự nhiên mùa lũ và mô hình 2 lúa + vịt, cá đồng, cá tự nhiên mùa lũ kết hợp trồng cây thủy sinh đều đạt hiệu quả kinh tế từ 36,5 - 50 triệu đồng/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Pháp cho biết thêm, mô hình sinh kế mùa lũ này thật tuyệt vời, có thể mang lại thu nhập cao gấp 3-4 lần so với canh tác lúa truyền thống. Bên cạnh đó vừa giảm chi phí đầu tư, không làm ô nhiễm môi trường, nhẹ công chăm sóc. Bảo vệ được sức khỏe con người vì không trực tiếp với hóa chất phân thuốc. Sau cùng là cho ra sản phẩm an toàn, đáp ứng cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Vừa qua, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia làm trưởng đoàn phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và nước sạch Nông thôn tỉnh Đồng Tháp cùng Phòng Kinh tế TP  Hồng Ngự đến tham quan mô hình sinh kế mùa lũ của 3 hộ dân tại khu 3, khóm 2, phường An Bình B, TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp).

Qua khảo sát mô hình, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đánh giá cao mô hình sinh kế trong mùa lũ, có kết hợp trồng lúa, nuôi cá, dẫn dụ cá tự nhiên vào ở và nuôi vịt đem lại kinh tế khá cao cho hộ dân. Khi các sản phẩm kết hợp tạo ra đều đạt theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng được điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Nhờ đó góp phần tạo ra và duy trì sản phẩm đặc trưng của vùng. Đây được xem là hướng đi mới phát triển thêm kinh tế mùa lũ tại địa phương.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ngồi trò chuyện với các hộ dân thực hiện mô hình sinh kế mùa lũ tại TP Hồng Ngự - Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ngồi trò chuyện với các hộ dân thực hiện mô hình sinh kế mùa lũ tại TP Hồng Ngự - Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, ông Lê Quốc Thanh đề nghị Phòng Kinh tế TP Hồng Ngự tạo mọi điều kiện và nhân rộng phát huy mô hình này. Vì các sản phẩm được tạo ra từ mô hình sinh kế mùa lũ đều đảm bảo an toàn là dựa vào lợi thế tự nhiên sẵn có mà thiên nhiên ban tặng tại vùng Đồng Tháp Mười. Đồng thời, đề nghị ngành nông nghiệp địa phương cần thường xuyên tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho các hộ dân tham gia mô hình và các hộ dân lân cận thành lập Hội quán sản xuất, tạo điều kiện về kỹ thuật, mua sản phẩm đầu vào từ mô hình sinh kế mùa lũ.

Ông Lê Quốc Thanh đề nghị ngành nông nghiệp địa phương cần thường xuyên tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho các hộ dân tham gia mô hình sinh kế mùa lũ và thành lập Hội quán sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Quốc Thanh đề nghị ngành nông nghiệp địa phương cần thường xuyên tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho các hộ dân tham gia mô hình sinh kế mùa lũ và thành lập Hội quán sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, toàn tỉnh đã thực hiện 8 mô hình sinh kế mùa lũ như: 2 lúa - cá đồng, cá tự nhiên mùa lũ và mô hình 2 lúa + vịt, cá đồng, cá tự nhiên mùa lũ kết hợp trồng cây thủy sinh… đều đạt hiệu quả kinh tế khá tốt từ 36,5 - 50 triệu đồng/ha. Còn đối với những mô hình có điều kiện cơ sở hạ tầng như ao ươm, đê bao lửng để ươm cá và thả bổ sung cá kết hợp trữ cá tự nhiên vào mùa lũ, trung bình lợi nhuận thu được từ cá đạt 10-20 triệu đồng/năm/ha. Đối với những mô hình có điều kiện cơ sở hạ tầng, chỉ trữ cá tự nhiên vào mùa lũ, lợi nhuận thu được từ cá đạt 3-5 triệu đồng/ha.

Xem thêm
Khẳng định vị thế trung tâm chăn nuôi vùng Việt Bắc

Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế thứ 2 của khu vực trung du miền núi phía Bắc về phát triển chăn nuôi với nhiều chính sách và bước đi đúng đắn.

Kinh nghiệm phòng bệnh ở xã có diện tích thủy sản lớn nhất Hà Nội

Xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội có tới 475ha thủy sản, trong đó riêng HTX Thủy sản Trầm Lộng đã có trên 170ha với hơn 70 thành viên.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.

Chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, kháng bệnh xoăn vàng lá

Qua quá trình chọn tạo, một số giống cho năng suất vượt 70 tấn/ha, phù hợp với đồng đất phía Bắc và chống chịu cao với virus xoắn vàng lá.