| Hotline: 0983.970.780

Tạo sức bật cho hợp tác xã phát triển bền vững

Thứ Ba 22/12/2020 , 06:15 (GMT+7)

Tham gia dự án VnSAT, các hợp tác xã (HTX) được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, được đầu tư cơ sở hạ tầng tạo sức bật cho phát triển nhanh, bền vững.

Chúng tôi ghé thăm HTX Nông nghiệp An Bình (ấp Phú Hiệp, xã An Bình, huyện Thoại Sơn), một tổ chức nông dân được tỉnh An Giang chọn tham gia dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT). HTX An Bình có trụ sở hoạt động rộng rãi, khang trang, nằm bên đường chính nối từ cầu Mướp Văn (xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn) ra cầu số 5 (xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành), thuận lợi cả đường thủy và đường bộ. Đường thủy cho ghe 400 tấn và đường bộ cho xe 20 tấn hoạt động, đi lại dễ dàng.

 HTX Nông nghiệp Tín Phát đã có sự thay đổi lớn, nâng cao năng lực nhờ được tham gia dự án VnSAT. Ảnh: Trung Chánh.

 HTX Nông nghiệp Tín Phát đã có sự thay đổi lớn, nâng cao năng lực nhờ được tham gia dự án VnSAT. Ảnh: Trung Chánh.

Đại diện lãnh đạo HTX Nông nghiệp An Bình, ông Trần Văn Linh cho biết, HTX có nhà kho rộng hơm 300 m2, trang bị các loại máy móc nông nghiệp như máy gặt đập liên hợp, mấy cấy lúa, lò sấy, máy tách hạt… sản xuất lúa giống cung ứng và làm nhiều dịch vụ cho xã viên.

HTX Nông nghiệp An Bình có 68 thành viên, với diện tích canh tác 290 ha. Trong đó, có gần 50% diện tích liên kết canh tác giống lúa Lộc Trời 1 và được chính Tập đoàn Lộc Trời ký hợp đồng bao tiêu thụ mua lúa nguyên liệu với giá 6.500 đồng/kg. Diện tích còn lại xã viên chọn canh tác các giống lúa có chất lượng, được thị trường ưa chuộng như OM 18, OM 5451, Lộc Trời 1…

Tương tự, HTX Nông nghiệp Tín Phát (ấp Thành Tân, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) cũng đã có sự thay đổi lớn, nâng cao năng lực nhờ được tham gia dự án VnSAT. Ông Nguyễn Văn Đậm, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Tín Phát phấn khởi cho biết: “Nhờ được dự án VnSAT đào tạo, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng mà chúng tôi đã nâng cao được năng lực hoạt động, đủ sức tham gia hiệu quả chuỗi liên kết chuỗi giá trị lúa gạo”.

Cụ thể, HTX Tín Phát có hệ thống kho sức chứa 1.000 tấn, lò sấy, máy làm đất, máy cấy và máy gặt đập liên hợp, máy tách hạt… Những năm qua HTX đã trở thành điểm tựa giúp các thành viên yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả. Tham gia HTX, các thành viên được cung ứng vật tư, hỗ trợ sản xuất, đồng thời bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn từ 15-20% so với giá thị trường. Ngoài ra, HTX đã thành lập Tổ dịch vụ kỹ thuật, tạo ra sự hỗ trợ đắc lực cho các thành viên trong các khâu làm đất, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch lúa, giúp các khâu sản xuất thuận lợi và hiệu quả hơn.

“HTX Nông nghiệp Tín Phát có trên 500 hộ với khoảng 1.000 ha đất sản xuất, tất cả đều đồng thuận tham gia cánh đồng lớn sản xuất lúa bền vững. Với mô hình này, xã viên được cung ứng vật tư nông nghiệp với giá rẻ hơn mua ngoài, giúp giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận”, ông Đậm chia sẻ.

Tham gia dự án VnSAT, HTX Nông nghiệp An Bình đã đủ sức làm thương hiệu gạo có chất lượng để cung ứng ra thị trường. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia dự án VnSAT, HTX Nông nghiệp An Bình đã đủ sức làm thương hiệu gạo có chất lượng để cung ứng ra thị trường. Ảnh: Trung Chánh.

HTX Nông nghiệp Đại Lợi (xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cũng chuyển mình theo mô hình HTX dịch vụ phục vụ chung cho nhu cầu của các hộ thành viên và cộng đồng. HTX được dự án VnSAT hỗ trợ và bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng, gồm: Tổ hợp cống kết hợp trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho hơn 300 ha đất lúa, nhà kho có sức chứa 1.000 tấn và nhà bao che lò sấy công suất 40 tấn/mẻ, đường dây điện trung thế và trạm biến áp phục vụ cho trạm bơm, nhà kho, lò sấy… Các hạng mục này có tổng trị giá đầu tư hơn 7 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của địa phương và tổ chức nông dân là hơn 1 tỷ đồng.

Ông Đào Minh Tuấn, Giám đốc HTX Đại Lợi cho biết: “HTX có 1.000 ha đất trồng lúa được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định. Nhờ tham gia dự án VnSAT nông dân áp dụng tốt kỹ thuật canh tác “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, sử dụng chế phẩm sinh học... Vì vậy tiết giảm được chi phí đầu tư, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu theo hợp đồng bao tiêu đã ký với doanh nghiệp ngay từ đầu vụ”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm