| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và chống khai thác IUU

Chủ Nhật 26/11/2023 , 15:28 (GMT+7)

KIÊN GIANG Cục Kiểm ngư phối hợp với các đơn vị tập huấn, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòn chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định.

Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo

Ngày 24/11, tại phường An Thới (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) phối hợp với chính quyền thành phố Phú Quốc tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) cho ngư dân. Tham dự lớp tập huấn có khoảng 150 học viên là cộng đồng ngư dân ven biển, ngư dân làm nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư: 'Sự hiện diện của ngư dân trên biển không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế, mà còn là cột mốc sống về chủ quyền trên biển'. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư: “Sự hiện diện của ngư dân trên biển không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế, mà còn là cột mốc sống về chủ quyền trên biển”. Ảnh: Trung Chánh.

Nội dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuyên truyền, phổ biến các quy định quốc tế, hiệp định, thoả thuận Việt Nam là thành viên hoặc tham gia, các văn bản quy phạm pháp luật về biển đảo, thuỷ sản. Chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, phòng, chống khai thác IUU.

Khai mạc lớp tập huấn, tuyên truyền, ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư cho biết, hiện nay cả nước có trên 86.000 tàu đánh bắt, khai thác thủy sản, hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng và vùng khơi. Trong đó, có hàng chục ngàn tàu đánh bắt xa bờ (vùng khơi) cùng với hàng trăm ngàn ngư dân thường xuyên hoạt động trên biển, vươn khơi bám biển. Sự hiện diện của ngư dân trên biển để đánh bắt thủy sản không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế, mà còn là sự xác định chủ quyền biển đảo là cột mốc sống về chủ quyền trên biển.

Ngư dân Phú Quốc và các đại biểu tham dự lớp tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Ảnh: Trung Chánh.

Ngư dân Phú Quốc và các đại biểu tham dự lớp tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Ảnh: Trung Chánh.

Lớp tập huấn nhằm triển khai, thực hiện Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo thuộc lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2022-2025 tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác IUU. Các ngư dân tham gia lớp tập huấn được các giảng viên trình bày 4 chuyên đề, gồm: Chuyên đề 1: Giới thiệu tổng quan về tình hình biển Đông. Chuyên đề 2: Hệ thống một số văn bản pháp lý liên quan đến khai thác hải sản trên biển Đông. Chuyên đề 3: Tình hình hoạt động khai thác hải sản trên biển. Chuyên đề 4: Chống đánh bắt, khai thác IUU.

Ông Lê Đình Trọng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng V đã giới thiệu, tuyên truyền cho bà con ngư dân về tổng quan về tình hình biển Đông như về hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản trên biển, về tình hình an ninh, an toàn trên biển, đảo… Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển.

Hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển

Tham gia lớp tập huấn, ngư dân Nguyễn Văn Thành, có ghe hành nghề câu mực trên vùng biển Phú Quốc cho rằng, những kiến thức pháp luật mà các giảng viên đã truyền đạt, phổ biến rất hữu ích cho ngư dân trong quá trình đi biển, hạn chế và tiến tới chấm dứt  tình trạng vi phạm pháp luật trên biển, nhất là những quy định về chốn khai thác IUU.

Ngoài các chuyên đề được các giảng viên trực tiếp tuyên truyền, bà con ngư dân còn được xem Video Clip về triển lãm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, qua đó hiểu hơn về quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đảo mà các thế hệ cha, ông đã thực hiện.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cục Kiểm ngư tặng cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ để ngư dân treo trên tàu cá trong suốt quá trình vươn khơi, bám biển. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cục Kiểm ngư tặng cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ để ngư dân treo trên tàu cá trong suốt quá trình vươn khơi, bám biển. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Cục Kiểm ngư tặng cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ để ngư dân treo trên tàu cá. Phát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân tuân thủ pháp luật trong quá trình vươn khơi, bám biển. Sự đồng hành thường xuyên của lực lượng Kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển cùng với tàu cá của ngư dân trên biển, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn và phát triển bền vững kinh tế trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Theo ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư, lớp tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác IUU, được triển khai tại Phú Quốc chỉ là sự khởi đầu, gợi mở. Vì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển, đảo là hoạt động thường xuyên, nhằm tiếp tục xây dựng ý thức trách nhiệm cho ngư dân, chủ các phương tiện tàu cá. Lớp tập huấn còn có sự phối hợp giữa Cục Kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương, để có các hoạt động thiết thực hỗ trợ ngư dân, tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân – dân.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm