| Hotline: 0983.970.780

Tập quán ngày Valentine khắp nơi trên thế giới

Thứ Hai 08/02/2010 , 13:42 (GMT+7)

Không phải ở đâu Valentine cũng được tổ chức với hoa hồng và sôcôla. Bao nhiêu nền văn hóa là bấy nhiêu cách kỷ niệm Ngày Valentine và có những tập tục đã trở thành độc nhất vô nhị.

Không khí Valentine len lỏi khắp mọi nơi

Nếu có một ngày lễ nào đã trở thành quen thuộc và được tổ chức trên toàn cầu thì đó chính là Ngày Valentine - ngày để những đôi lứa thể hiện tình yêu dành cho nhau.

Tuy nhiên, không phải ở đâu Valentine cũng được tổ chức với hoa hồng và sôcôla. Bao nhiêu nền văn hóa là bấy nhiêu cách kỷ niệm Ngày Valentine và có những tập tục đã trở thành độc nhất vô nhị.

Ngày Tình nhân ở Malaysia không rơi vào ngày 14/2 như khắp nơi trên thế giới mà được kỷ niệm vào ngày 7/7 Âm lịch. Vào ngày này, người phụ nữ viết số điện thoại của họ lên những quả cam trước khi ném chúng xuống con sông gần nhất với hy vọng người đàn ông trong mơ của họ sẽ nhặt được.

Thường thì những người bán hoa quả sẽ nhân cơ hội này đi thu vớt cam trên sông và bán lại chúng ở chợ. Các bạn có thể tưởng tượng được một câu chuyện tình lãng mạn bắt đầu nảy nở từ cảnh một chàng trai ngồi bóc cam ăn, tình cờ nhìn thấy dòng số điện thoại trên vỏ cam và nhấc máy...

Người Brazil kỷ niệm Ngày của những người yêu nhau vào ngày 12/6. Đêm trước ngày lễ này, phụ nữ sẽ viết hàng loạt những cái tên nam giới mà họ bất chợt nghĩ đến lên những mảnh giấy khác nhau và gập chúng lại. Bất cứ cái tên nào mà họ nhặt lên vào ngày hôm sau sẽ là tên người đàn ông mà họ sẽ lấy làm chồng, hoặc ít nhất là tên người đàn ông mà họ sẽ yêu.

Các nước Nam Mỹ khác lại thịnh hành một tập quán trong Ngày Tình yêu và Tình bằng hữu, ngày mà mọi người sẽ chọn ngẫu nhiên một "đối tác" để trao gửi một món quà bí mật, tập quán này gợi nhắc đến hình ảnh ông già Noel bí mật của con trẻ.

Scotland có một trò chơi tiệc tùng tương tự cho những người chưa kết hôn. Trong cuộc tụ tập nhân Ngày Valentine, mỗi người cả nam lẫn nữ sẽ viết tên của mình lên một mảnh giấy, sau đó ném chúng vào hai cái mũ - một mũ chứa các tên nam và mũ kia chứa các tên nữ.

Người nam sẽ chọn mảnh giấy trong cái mũ chứa những tên nữ và ngược lại. Đôi nào chọn đúng tên nhau sẽ hợp thành một cặp trong cả tối hôm đó. Dĩ nhiên, nhiều khả năng là chàng A chọn được nàng B nhưng nàng B lại chọn phải mảnh giấy có ghi tên chàng C. Trong trường hợp như vậy, chàng C sẽ phải "gắn bó" với nàng B cho dù chàng chọn được mảnh giấy ghi tên nàng nào chăng nữa.

Còn nước Pháp lại có một tập quán kỳ lạ mà hiện giờ đã bị cấm. Tập quán này có tên gọi "xổ số tình yêu". Các chàng và các nàng độc thân sẽ tụ tập trong các căn phòng đối diện nhau, sau khi hô to tên nhau, họ sẽ cặp thành một cặp, nhưng nếu rốt cuộc chàng trai thấy rằng cô gái đó không hợp với mình, chàng sẽ "quất ngựa truy phong" ngay trong ngày.

Đến đêm, người phụ nữ bị bỏ rơi sẽ đốt một đống lửa để thiêu rụi những bức hình của chàng và nguyền rủa kẻ đã dám coi thường cô. Chính phủ Pháp sau đó đã cấm tập quán này vì tính ác tâm của nó.

Nhiều nước lại đảo ngược vai trò tặng quà và nhận quà, nghĩa là trong Ngày Valentine, phụ nữ có "trách nhiệm" phải tặng quà nam giới trong khi các anh chỉ việc đợi quà mà thôi.

Tại Nhật Bản, Ngày Valentine đúng là kỳ nghỉ lễ về phương diện thương mại theo nghĩa đen - công ty kẹo Morinaga bắt đầu truyền thống phụ nữ tặng sôcôla cho nam giới vào ngày 14/2. Đặc biệt, các cô gái làm việc văn phòng có nghĩa vụ phải tặng sôcôla cho các đồng nghiệp nam và các món quà đó phải thể hiện được tình cảm của các cô đối với mỗi chàng.

Phụ nữ Nhật thường tặng sôcôla ưa thích cho người đàn ông họ yêu, sôcôla bổn phận cho người đàn ông có quan hệ bình thường và sôcôla "siêu bổn phận" loại rẻ tiền cho người mà họ không ưa. Phức tạp chưa! Nhưng đến ngày 14/3, còn gọi là "Ngày trắng", những chàng nhận được "sôcôla ưa thích" sẽ mua tặng lại bạn tình những quà tặng giá trị tương ứng.

Tại Hàn Quốc, ngày 14 hàng tháng đều là ngày để thể hiện tình yêu như 14/5 là Ngày hoa hồng, 14/10 là Ngày rượu, 14/12 là Ngày ôm hôn. Vào ngày 14/2, tức là Ngày Valentine truyền thống, phụ nữ Hàn Quốc tặng sôcôla cho nam giới.

Đáp lại, đến ngày 14/3, còn gọi là "Ngày Trắng", đến lượt các chàng tặng kẹo không có sôcôla cho các nàng. Những người "đen đủi" chẳng nhận được bất cứ món quà nào vào các ngày 14 dành cho tình yêu này sẽ tụ tập với nhau vào ngày 14/4, còn gọi là "Ngày đen" để nhấm nháp món mì đậu đen và ca bài ca cô đơn của mình.

(Theo Tin tức)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm