| Hotline: 0983.970.780

Tàu cá nằm bờ vì khan hiếm bạn thuyền

Thứ Hai 25/03/2024 , 14:30 (GMT+7)

Ngư trường khan hiếm, hiệu quả khai thác thấp, những người trẻ không mặn mà với nghề biển rồi tìm kiếm công việc khác khiến cho nguồn lao động biển ngày càng ít đi.

Đang vào vụ đánh bắt chính nhưng nhiều tàu cá ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đành chấp nhận nằm bờ vì không đủ thuyền viên để vươn khơi. Ảnh: L.K.

Đang vào vụ đánh bắt chính nhưng nhiều tàu cá ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đành chấp nhận nằm bờ vì không đủ thuyền viên để vươn khơi. Ảnh: L.K.

Hiện nay, tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đang bắt đầu bước vào vụ khai thác cá Nam. Thế nhưng, nhiều tàu cá tại các tỉnh này vẫn chưa thể vươn khơi do thiếu bạn thuyền đi biển. Dù đã chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến đi khai thác hải sản nhiều ngày nhưng các chủ tàu vẫn đang loay hoay trong việc tìm kiếm lao động.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu (trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), chủ tàu cá QNg 90675TS cho biết, tình trạng khan hiếm bạn thuyền đi biển đã diễn ra nhiều năm qua, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán. Lường trước được điều này, nhiều chủ tàu đã cho lao động ứng trước tiền cọc để giữ chân.

“Dù vậy cũng chưa thể bớt lo lắng được. Nhiều trường hợp khi tàu chuẩn bị xuất bến mà vẫn không thấy bạn thuyền đến. Gọi điện không liên lạc được. Khi đó, tiền thì mất mà người thì không có. Nghề này chỉ thỏa thuận bằng miệng, không có giấy tờ nên gì nên không thể ràng buộc họ được.

Các tàu buộc phải ra khơi trong tình hình thiếu lao động dẫn đến hiệu quả khai thác không cao. Đã thế, khi khai thác không hiệu quả, lợi nhuận thấp thì bạn thuyền lại tiếp tục bỏ đi sang tàu khác. Khó càng thêm khó. Chủ tàu nào có thuyền viên là anh, em hay họ hàng bà con với nhau thì mới an tâm”, ngư dân Nguyễn Văn Cu tâm sự.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu (trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chia sẻ về tình trạng khan hiếm bạn thuyền đi biển. Ảnh: L.K.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu (trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chia sẻ về tình trạng khan hiếm bạn thuyền đi biển. Ảnh: L.K.

Qua trao đổi, nhiều chủ tàu không khỏi than thở trước tình trạng khan hiếm bạn thuyền. Bởi, ngư dân mỗi khi mua hoặc đóng các tàu cá có công suất lớn đều phải vay mượn ngân hàng hoặc người thân. Do không đủ thuyền viên đi biển, nhiều tàu phải nằm bờ nên một số ít ngư dân đành chuyển đổi nghề khác để trả nợ ngân hàng và kiếm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

Theo ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh này có khoảng hơn 4.200 cá với lực lượng lao động khoảng 37.000 người. Qua thống kê, đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 150 tàu chiều dài trên 15m nằm bờ. Riêng tàu nằm bờ dưới 15m chưa thể thống kê được hết.

“Công việc đi biển khó khăn, vất vả, hiện nay thu nhập cũng không cao như trước. Ngoài ra, nhiều thuyền viên cũng không mặn mà với những chuyến biển dài ngày, chuyển qua làm công ty, xí nghiệp với công việc nhẹ nhàng hơn. Rồi một số con cái của ngư dân không theo nghề biển mà làm nghề khác trên bờ dẫn đến nguồn lao động bổ sung không có”, ông Mười nói.

Tại cảng cá Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) những ngày qua, dù đang vào mùa đánh bắt chính nhưng nhiều tàu cá công suất lớn vẫn nằm bờ. Số khác nhập nhiên liệu, nhu yếu phẩm lên tàu nhưng chưa đủ bạn thuyền nên đành chờ tìm đủ lao động mới ra khơi.

Ngư dân Trần Tấn Sinh (trú xã Tam Giang, huyện Núi Thành), chủ tàu QNa 91769TS chia sẻ, phần lớn bạn thuyền bỏ nghề biển lên bờ tìm sinh kế khác là do nguồn thu nhập từ biển thấp, không ổn định, sản lượng khai thác ngày càng ít dần.

“Nghề biển thường là nghề cha truyền con nối, dù có tìm được lao động nhưng không thạo công việc khai thác cũng không hiệu quả.

Những nghề bình thường thì không nói chứ như nghề câu mực khơi hoặc nghề câu cá ngừ đòi hỏi tay nghề kỹ thuật. Lao động không chuyên thì không thể đáp ứng được. Do đó, muốn người lao động gắn bó, phát triển nghề biển lâu dài thì cần phải có chính sách hỗ trợ, đào tạo bài bản nhằm tăng hiệu quả khai thác, nâng cao thu nhập cho ngư dân”.

Ông Võ Văn Long, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam, cho biết, toàn tỉnh có hơn 2.700 tàu thuyền, trong đó có 679 tàu chuyên khai thác xa bờ. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động đi biển hiện này, các sở, ngành trên địa bàn tỉnh đang phối hợp với các cơ quan chức năng tìm ngư trường đánh bắt để giúp ngư dân giảm thiểu thời gian tìm kiếm các đàn cá. Có như vậy mới giảm được chi phí nhiên liệu, tăng thêm thu nhập và thu hút được nhiều lao động biển.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm