| Hotline: 0983.970.780

Tết ấm, xuân vui ở Cát Sơn

Thứ Tư 30/01/2019 , 15:05 (GMT+7)

Về Cát Sơn trong mùa xuân mới hôm nay, hẳn không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay nơi đây. Cát Sơn của năm đầu giải phóng cho đến bây giờ là khoảng thời gian cần và đủ, để xã vươn mình đi lên với bao điều mới lạ.

Những ngày đầu năm mới, khi hạt sương đêm còn đọng lại trên những bông hoa đang khoe sắc thắm, với đủ những gam màu sặc sỡ, chúng tôi đã có mặt ở xã Cát Sơn, huyện Phù Cát (Bình Định). Một bức tranh của xã miền núi dần hiện ra trong mùa xuân mới- nhà nào cũng có những chậu hoa vạn thọ, với đủ sắc màu xen lẫn hoa mai, hoa cúc, thược dược,...

16-57-41_x_ct_sonphu_ct_du_tu_mo_rong_gtnt-_trong_nh_don_duong_gtnt_thon_thch_bn_ty
Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa

Về Cát Sơn trong mùa xuân mới hôm nay, hẳn không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay nơi đây. Cát Sơn của năm đầu giải phóng cho đến bây giờ là khoảng thời gian cần và đủ, để xã vươn mình đi lên với bao điều mới lạ. Một vùng quê vốn là căn cứ địa cách mạng của Tỉnh ủy Bình Định, ý chí nghị lực trong chiến tranh được vun đắp bao nhiêu, thì ngày nay truyền thống ấy lại được nhân lên gấp bội.

 Những khó khăn trong đời sống kinh tế, SX nông nghiệp, chăn nuôi luôn được đặt ra; để rồi Cát Sơn hôm nay đạt sản lượng cao về cây lúa, cây màu với trên 3.100 tấn lương thực, tăng 19% so với năm 2010. Những giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sử dụng, cây ăn quả, cây công nghiệp phát triển nhanh. Hệ thống thủy lợi, kênh mương được đầu tư xây dựng kiên cố, mạng lưới giao thông nông thôn được bê tông hóa, đi lại thuận tiện.

 Có được điều đó bởi trong những năm qua, xã miền núi Cát Sơn biết chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới; khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương; tận dụng đất trống đồi trọc ven chân núi phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như keo lai, bạch đàn, điều, đậu phụng …

Đến nay, diện tích rừng WB3 lên đến 350 ha, cây điều 380 ha, cây đậu phụng 280 ha và hàng trăm héc ta hoa màu khác, được trồng luân canh, xen canh đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 100 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng/ha so với năm 2017. Đã xuất hiện nhiều hộ gia đình có thu nhập khá, từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng/năm.

Toàn xã có 26% số hộ có cuộc sống khám khá; nếu so với các nơi khác thì con số đó chưa là bao, nhưng ở xã miền núi này là điều đáng khích lệ. Nếu như năm 2010, bình quân thu nhập đầu người gần 20 triệu đồng và tổng sản phẩm toàn xã là 109 tỷ đồng, thì đến nay đã đạt tương ứng là 35,7 triệu đồng và 195,5 tỷ đồng. Trong đó, nông nghiệp 65,6%, tiểu thủ công nghiệp- GTVT- thương mại- dịch vụ 34,4%. Cả xã có 100 hộ sử dụng điện, 98% nhà ngói và có phương tiện nghe nhìn, 80% có xe máy.

Hai lĩnh vực y tế và giáo dục có bước phát triển mới. Cát Sơn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã, công tác khám chữa bệnh được đảm bảo. Việc dạy và học được quan tâm, các trang thiết bị trường học được đầu tư đúng mức, với 2 Trường THPT và THCS khang trang, đẹp đẽ ở giữa trung tâm xã.

16-57-41_mo_hinh_nuoi_c_dieu_hong_tren_long_be_o_ho_hoi_son_x_ct_son_phu_ct_thu_nhp_co
Mô hình nuôi cá diêu hồng trên lồng bè mang lại thu nhập khá cho bà con

Ông Đinh Thơm, dân tộc Ba Na- già làng thôn Thạch Bàn Tây, rất mừng khi tết này bà con được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ vật chất và tinh thần. Ông nói: “Tết này, bà con rất vui vẻ múa hát tại nhà rông, nhà cũng có đầy đủ gạo nấu, thực phẩm, chuối bánh các loại. Mọi người mặc quần áo mới. Nói chung, là từ vật chất đến tinh thần đều đầy đủ”.

Thật vậy, cuộc sống có nhiều thay đổi, Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, nên người dân xã miền núi Cát Sơn thêm phấn khởi. Từ đó, nhân dân càng thấy trách nhiệm cùng cộng đồng phấn đấu để xã về đích nông thôn mới vào năm 2020 và xây dựng địa phương giàu đẹp. Một trong những thành quả đạt được là toàn xã không còn hộ đói, hộ nghèo giảm xuống còn 5,23%, tức giảm 3,66% so với năm 2017.

Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong huyện, thì Cát Sơn theo chưa kịp, bởi đây vẫn là xã nghèo nhất huyện; khi mà cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 65,6%, tỉ lệ hộ cận nghèo còn cao 12,71%. Do đó, Cát Sơn đã và đang phấn đấu thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM, đến nay xã đã đạt 14/19 tiêu chí NTM.

Xã xác định tiêu chí nào dễ làm trước- khó làm sau. Trước mắt, phát triển kinh tế vườn rừng kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, gia trại; chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản.

Ông Nguyễn Hữu Nam, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã miền núi Cát Sơn cho biết: “Xã Cát Sơn đã tập trung chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người, mọi nhà, đảm bảo gia đình nào cũng đỏ lửa 3 ngày tết. Đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, tạo không khí nhộn nhịp và vui tươi ngày tết”.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm