| Hotline: 0983.970.780

Tết quê

Thứ Sáu 11/02/2011 , 12:14 (GMT+7)

Nhớ lại cái Tết năm tám mươi tư những năm đầu thạp kỷ 80, cả nước lúc đó còn khó khăn lắm, sống trong cảnh tem phiếu nên hàng hoá đắt đỏ và rất khan hếm. Sinh viên đi tàu, xe được ưu tiên mua vé và được giảm giá 75% giá vé. Ba anh em tôi ở Hà Nội, bàn nhau bán đi một vé tàu để lấy tiền mua quà tết...

Quê tôi, ở làng Thạch Bắc, một làng cát ven Quốc lộ 1A (huyện Quảng Ninh- Quảng Bình), cái nghèo tôi đã từng thấy từ thưở còn là cậu học trò trường làng. Mấy anh em tôi lớn lên từ vùng đất nghèo ấy, nhờ những củ khoai, củ ấu mà lớn thành nên, thành người. Ai cũng được ăn học đến nơi, đến chốn cho dù cha, mẹ tôi trình độ chỉ ngang tầm “bình dân học vụ” đến viết tên mình mà cũng đã khó khăn.

Đi chúc Tết ở vùng quê.

Nhớ lại cái Tết năm tám mươi tư những năm đầu thạp kỷ 80, cả nước lúc đó còn khó khăn lắm, sống trong cảnh tem phiếu nên hàng hoá đắt đỏ và rất khan hếm. Sinh viên đi tàu, xe được ưu tiên mua vé và được giảm giá 75% giá vé. Ba anh em tôi ở Hà Nội, bàn nhau bán đi một vé tàu để lấy tiền mua quà tết... Ba người đi hai vé, nên khi kiểm soát viên đến soát vé thì tôi phải vào toa lét hay trèo lên nóc toa tàu để lẫn tránh. Quà tết mua được là mấy ký khoai tây và cà rốt để về nhà làm mứt cho khang khác với mứt gừng ở quê...Đi từ Hà Nội vào, mấy anh em không dám ăn cơm trên tàu mà chỉ rặt mỗi ăn khoai và sắn luộc. Ngồi cùng trong khoang tàu có mấy chị, mấy bà buôn bán đường dài thấy lạ mới hỏi: “Nè, mâý cô, mấy chú sao không ăn cơm mà cứ ăn khoai với sắn mãi thế? ”. Cậu em út láu lỉnh trả lời : “Tụi cháu là sinh viên ở Hà Nội nên thèm khoai thèm sắn lắm, ở Hà Nội thì không có, nên chừ ăn cho bỏ thèm...”. Các bà, các chị tin là thật chứ đâu có biết chúng tôi cạn túi nên không dám ăn cơm dĩa ở trên tàu...

Mỗi năm một lần Tết, nhưng chưa bao giờ tôi mua được quà Tết gì cho đáng giá. Thường thì tôi chỉ dám mua cho mẹ cái khăn quàng cổ, cho cha một đôi dép (thứ dép được làm từ nhựa tái sinh, đi đau cả chân). Nhưng ở quê vậy cũng quý, cha tôi chỉ đi vào mấy ngày tết hoặc khi có việc làng, kỵ giỗ và cho mấy ông bạn hàng xóm mượn những lúc đi dự cưới. Có năm, ngành Đường sắt tặng quà tết cho những hành khách mua vé tàu từ ga Thuận Lý (ga Đồng Hới bây giờ) trở vào. May quá, năm đó ba anh em tôi mua đủ ba vé nên được ba túi quà có rượu, trà, mức, thuốc lá...khá nặng. Về nhà, mấy đứa em bày quà ra cả xóm đến xem. Không đợi đến giao thừa, cha tôi mở ngay chai rược Chanh Hà Nội, rồi trịnh trượng rót cho mỗi người nửa ly uống thử để biết. Đến lúc đấy nhiều người mới biết được hương vị của “rược nhà nước”. Thứ mà chỉ có bán cho cán bộ và đương nhiên không phải cán bộ nào cũng mua được rượu này...

Cha tôi thường hay nói: “Làm lụng cả năm để cho ba ngày tết”. Lúc đó đang còn khó khăn là thế mà ông cụ vẫn thường nhắc nhở chúng tôi: “Chừ ri là sướng lắm rồi. Đời cha được đổi đời...”. Rồi ông lại kể: “Năm đó, gần tết, thấy con không có nổi chiếc quần dài để mặc, ông nội cho bán con gà định để dành cúng đêm giao thừa cho cha mua tấm vải sợi thô để may quần mặc tết. Cha bỏ tấm vải trên những thứ hàng khác trong cái thúng đội trên đầu. Lúc về đi băng qua giữa đồng làng, gió đông bắc lạnh thổi ù ù. Khi về đến nhà mới biết tấm vải bị bay mất từ lúc nào. Vậy là cả năm đó chỉ có mỗi chiếc quần cộc vá ngược vá xuôi...”. Những lần như thế mẹ tôi thi thoảng chen vào: “ôi dào, cái ông này hay kể chuyện đời sơ làm chi không biết...” Còn anh em chúng tôi thì bá vai nhau cười: “Bây giờ anh em chúng mình sướng gấp mấy lần cái thửa nhỏ của cha mẹ ấy chứ...”.

Thời gian như phép thuật mày nhiệm biến cái tưởng chừng không thể thành cái có thể. Làng cát của tôi bây giờ đã khác xưa nhiều lắm rồi, cái nghèo đói dần dần đi vào lãng quên. Những mái nhà tranh, vách đất ngày nào đã đi vào hoài niệm, nhường chỗ cho nhà mái bằng, nhà chóp, cửa kính và ánh điện bừng sáng, yên ả vùng quê khi đêm về... Con đường làng được đổ bê tông sạch sẽ, chiều lòng những “ông nông dân thời hiện đại” nện giót giày bóng lộn đánh xi diện tết. Hoặc chuyện nông dân lái xe “đờ rim” chở lúa, ngô cũng không còn là lạ nữa!

Về tết mấy hôm, tôi ngẫm ra bao điều đổi thay mà như vừa qua một giấc mơ đẹp. Trong cái chiều cuối đông còn se lạnh, vậy mà sự háo hức trước mùa xuân như cuốn đi tất cả. Nhà nhà quét lại vôi ve tường cho mới, đèn nhấp nháy kết hình ngôi sao trước cửa, rồi chậu hoa, cây cảnh được đưa ra trưng diện...Năm ba nhà góp lại, cùng chung mổ con lợn vài chục mà chia nhau để có thêm “thịt mỡ dua hành...” gọi là của nhà làm ra.

Cả xóm có trên hai trăm hộ dân một thời khốn khổ, nay đã lột xác hoàn toàn. Bây giờ không còn ai lo thiếu ăn thiếu mặc, mà chỉ tính toán sao cho có nhà xây, sân phơi kết cấu vừa cổ truyền, vừa hiện đại. Ở cuối xóm có nhà chị Xê, chồng mất sớm, để lại 4 con nhỏ dại và một ngôi nhà thấp nhỏ, cái nghèo luôn rình rập. Vậy mà, nhờ làm vườn, chăn nuôi; con lớn đi làm thêm tằn tiện gửi tiền về cho mẹ, chị làm được ngôi nhà xây ba gian vững chắc, không sợ gió bão như ngày xưa.

Đi vòng hết xóm, vui lây cái đổi thay của quê nhà, chợt nghe tiếng gọi. Một chú bé khôi ngô, sạch sẽ, khoang tay lễ phép: “ Mời bác về nhà, ba cháu đang chờ...”. Chà, hoá ra ba nó là bạn đồng niên thửa nhỏ của tôi. Cùng thuở tóc khét nắng, chui hàng rào vào nhà ông Khoa hàng xóm để bắt trộm tổ chim bị chó đuổi cho chạy suýt chết ngất! Đến nhà, đã thấy mấy ông người hàng xóm đang ngồi bên mâm cỗ cũng Tất niên đợi sẵn. Chai rượu “giôn đỏ” được chủ nhà mở nắp...Tôi thoáng giật mình: ít nhất cũng không không đưới nửa triệu đồng! Như đoán được ý nghĩ của tôi, ông bạn cười xoà: “Có chi mô, một năm tớ đầu ra từ một đàn ngỗng 50 con; hai con là đổi ngang được một chai ni. Vậy thì, chi một cặp ngỗng mừng tết, mừng con xe “phiu chờ” mới mua thì cũng chẳng hoang phí lắm đâu...Đó là chưa tính đến chuyện vườn rau, ao cá, một tấn lợn xuất chuồng vừa rồi. Nào cụng ly...! Nghe bạn nói mà vui, đúng là khẩu khí nông thôn thời mở cửa, chạy xe máy đắt tiền, đi giày tây bóng lộn và biết làm giàu từ trên mảnh đất nghèo, tính toán chi ly nhưng cũng chịu chơi ra mặt! Sau vài ly rượu, chuyện thời vụ, chuyện làm ăn đến rôm rả; lại đến chuyện rét mướt lúa má rụi hết, ra Tết phải dưa cái anh giống ngắn ngày nhất vào để chạy đua với thời gian.

Ngày Tết cũng là dịp những người con xã xứ về quê thăm hỏi gia tộc, họ hàng. Nhà anh Nguyễn Văn Thận sát nhà tôi. Anh là giảng viên đại học đã nghỉ hưu ở tại TP Hồ Chí Minh. Cũng dễ mấy năm mới có dịp về lại quê ăn Tết. Đứng ngắm dọc con đưởng làng nhà nào cũng treo cờ Tổ quốc, anh xúc động nói với tôi: “Quê mình treo cờ không cần cán đâu chú…”. Thấy tôi có vẻ chưa hiểu, anh giải thích: “Đó chú coi, nhà ai cũng treo cờ Tổ quốc lên cột cây nêu ngày Tết chứ có dùng cán cờ riêng đâu…”, rồi anh nói như đọc thơ: “Hồn Tổ quốc lên cây nêu. Dẫn mời người xưa về cùng cháu con ăn Tết…”.

Làng vẫn giữ tục lệ thủa nào đến giờ. Chiều 30 Tết, con cháu đi thắp hương nhà thờ họ; sáng mồng Một chào cờ, viếng nghĩa trang liệt sỹ, rồi sau đó đi thăm bà con thân thích; đến mồng bốn tết là chuẩn bị ra đồng. Công việc nhà nông bận rộn lại cuốn hút hết thảy mọi người…

Xem thêm
Vầng trăng thơ ấu: Phim về thời niên thiếu của Bác Hồ

Bộ phim khắc họa thời thơ ấu của Bác Hồ lúc còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ vào Huế sinh sống mang tên 'Vầng trăng thơ ấu'.

Real Madrid thoát thua trên sân Bayern Munich

Với cú đúp của Vinicius, Real Madrid đã có được trận hòa 2-2 ngay trên sân của Bayern Munich tại bán kết lượt đi UEFA Champions League.

Alexandre Polking - ứng viên sáng giá cạnh tranh vị trí HLV đội tuyển Việt Nam

HLV Kim Sang-sik đang được đồn thổi là tân HLV đội tuyển Việt Nam, nhưng theo thông tin mới nhất cựu HLV trưởng Thái Lan ông Polking cũng đang nằm trong tầm ngắm.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.