| Hotline: 0983.970.780

TGĐ Tập đoàn Bồ Đề Nguyễn Thị Hằng & đề án Chuyên nghiệp hóa nông dân

Thứ Tư 13/10/2021 , 15:24 (GMT+7)

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng giám đốc Tập đoàn Bồ Đề chia sẻ về việc thực hiện đẩy mạnh và mở rộng quy mô thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân”

Bà Nguyễn Thị Hằng, TGĐ Tập đoàn Bồ Đề chia sẻ, Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cần có chiến lược hỗ trợ người nông dân. Ảnh: TL.

Bà Nguyễn Thị Hằng, TGĐ Tập đoàn Bồ Đề chia sẻ, Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cần có chiến lược hỗ trợ người nông dân. Ảnh: TL.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, phóng viên Báo NNVN có trao đổi với bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng giám đốc Tập đoàn Bồ Đề về việc thực hiện đẩy mạnh và mở rộng quy mô thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân”

Xin bà cho biết khát vọng và tầm nhìn của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay đặc biệt là việc hỗ trợ nghành nông nghiệp và bà con nông dân?

Trân trọng cảm ơn Báo NNVN đã luôn luôn quan tâm chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp và bà con nông dân trong suốt thời gian vừa qua. Trong bối cảnh hiện nay khát vọng và tầm nhìn của DN chúng tôi là tiếp tục thực hiện đẩy mạnh và mở rộng quy mô thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân”, trong hành trình xây dựng và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chúng tôi luôn luôn đặt vai trò và lợi ích của người nông dân ở vị trí trọng tâm của sự phát triển đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, trong mọi ngành nghề con người luôn luôn đóng vai trò quyết định đến sự thành công, chính vì vậy người nông dân của chúng ta phải “Chuyên nghiệp” mới thích ứng và phát triển được trong tình hình mới - bình thường mới.

Như đã biết, để hỗ trợ người nông dân phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách giúp người nông dân nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao thu nhập. Chính sách đối ngoại, Chính phủ đã ký hàng loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành hàng mở rộng thị trường và nâng cao giá trị hàng hoá đặc biệt là hàng hoá nông sản như: tôm, cá ba sa, gạo…

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cần có chiến lược hỗ trợ người nông dân trong ba lĩnh vực: Thứ nhất, đào tạo tập huấn - chuyển giao công nghệ tiên tiến. Thứ hai, hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất tạo ra chuỗi giá trị. Thứ ba, đổi mới tư duy ứng dụng công nghệ cao - công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững. Đó là nền tảng vững chắc để người nông dân chúng ta từng bước nâng cao năng lực trình độ sản xuất, sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản…

Trong bối cảnh hiện nay khát vọng và tầm nhìn của DN chúng tôi là tiếp tục thực hiện đẩy mạnh và mở rộng quy mô thực hiện đề án 'Chuyên nghiệp hoá người nông dân'. Ảnh: TL.

Trong bối cảnh hiện nay khát vọng và tầm nhìn của DN chúng tôi là tiếp tục thực hiện đẩy mạnh và mở rộng quy mô thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân”. Ảnh: TL.

Thưa bà, để hỗ trợ người nông dân phục hồi tái sản xuất sau cơn đại dịch Covid doanh nghiệp của bà đã có phương án chính sách cụ thể gì giúp người nuôi tôm tái sản xuất?

Trong bối cảnh hậu Covid-19 mọi thứ đều khó khăn, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá vật tư tăng cao, người nông dân thiếu vốn DN chúng tôi cam kết hỗ trợ người nuôi tôm không tăng giá vật tư đầu vào với các dòng sản phẩm được chiết xuất từ công nghệ sinh học, men, khoáng, sản phẩm xử lý môi trường Mother Water và các dịch vụ do chúng tôi sản xuất và cung ứng cho bà con.

Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục thực hiện hợp đồng hợp tác công tư PPP (với chính sách Công ty hỗ trợ 75% giá thành các loại vật tư đầu vào cho bà con nông dân mà Công ty sản xuất, bà con nông dân tham gia trong đề án chỉ phải đối ứng 25% giá thành niêm yết trên sản phẩm), mở các lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất góp phần giảm chi phí, hạ giá thành đầu tư và nâng cao chất lượng nông sản: tôm, cua, cá, lúa…

Xin cảm ơn bà!

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.