| Hotline: 0983.970.780

TH hỗ trợ sữa tươi cho lực lượng chống dịch Covid-19 ở Nghệ An, Hà Tĩnh

Thứ Năm 26/03/2020 , 15:30 (GMT+7)

Chiều 26/3, đại diện TH true MILK trao tặng 100.000 ly sữa tươi cho các đơn vị đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 tại mỗi tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Ông Võ Đức Việt, đại diện TH true MILK trao tặng 100.000 ly sữa tươi cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Võ Đức Việt, đại diện TH true MILK trao tặng 100.000 ly sữa tươi cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại Nghệ An, ông Võ Đức Việt - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH - Đại diện Quỹ Vì tầm vóc Việt trao 100.000 ly sữa cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

Ngoài ra, trong chiều 26/3 cũng có một số doanh nghiệp, cơ quan tổ chức trao tặng quà ủng hộ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 của Nghệ An.

Đại diện của TH true MILK cho biết, số sữa tươi này sẽ dành cho các y bác sĩ, nhân viên y tế, chiến sĩ quân đội, biên phòng, lực lượng tuyến đầu chống dịch và những người trong diện cách ly.

Tương tự, tại Hà Tĩnh, TH true MILK cũng trao tặng 100.000 ly sữa cho tỉnh để hỗ trợ cho các lực lượng tham gia chống dịch.

Bà Võ Thị Minh Sinh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An cho biết, từ trước khi có lời phát động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Nghệ An đã tự nguyện đóng góp các loại khẩu trang, vật tư y tế cho các hộ nghèo và các khu vực cách ly để phòng chống dịch.

Sau khi có phát động của Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghệ An đã tích cực tham gia ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19.

"Đến nay, Nghệ An đã phát động được 16 tỷ đồng, bao gồm cả tiền mặt, chuyển khoản và các loại hiện vật như vật tư y tế hay những ly sữa đến các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch hay đường truyền mạng đến các khu cách ly hay hạ tầng để dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh ở nhà", bà Sinh cho biết thêm.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm