| Hotline: 0983.970.780

Thả 35 nghìn cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ sông Đà

Thứ Bảy 04/09/2021 , 17:12 (GMT+7)

HÒA BÌNH Mới đây, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hòa Bình đã tổ chức thả 35 nghìn con cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng lòng hồ sông Đà.

Lễ thả cá giống diễn ra tại Cửa Chương, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, do Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hòa Bình phối hợp với Công ty TNHH Thủy sản Mavin tổ chức.

Hồ Hòa Bình có diện tích trên 10.000 ha nằm ở địa bàn TP. Hòa Bình và 4 huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu của tỉnh Hòa Bình, được coi là kho tàng quý về các loại thủy sinh của vùng Tây Bắc.

Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hòa Bình thả cá giống xuống lòng hồ Hòa Bình trên sông Đà. Ảnh: Thanh Hằng.

Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hòa Bình thả cá giống xuống lòng hồ Hòa Bình trên sông Đà. Ảnh: Thanh Hằng.

Vùng lòng hồ sông Đà còn nhiều loài cá quý hiếm như cá chiên, cá bỗng, cá lăng, cá tầm và nhiều loại thủy sản quý khác. Nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản đã mở ra cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho hàng nghìn hộ dân vùng hồ.

Tuy nhiên, các hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản quá mức, kể cả dùng các loại ngư cụ, phương tiện bị cấm đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, một số loại đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng.

Những năm gần đây, hoạt động thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình tổ chức thường xuyên với quy mô và số lượng ngày càng lớn.

Việc thả cá giống tại vùng hồ Hòa Bình là một trong những nội dung nằm trong kế hoạch thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ sông Đà năm 2021. Tại buổi lễ đã có 35.000 con cá giống được thả ra vùng lòng hồ sông Đà. Trong đó, thả 6.000 con cá đặc sản, gồm cá lăng, bỗng, trắm đen; 29.000 cá truyền thống, gồm cá mè, trắm cỏ, chép, trôi.

Cá giống được thả là cá khoẻ mạnh, có kích thước đồng đều, không xây xát, không dị tật, không mang mầm bệnh, được luyện ép kỹ trước khi vận chuyển.

Sau khi thả cá giống, Chi cục Thủy sản Hòa Bình cũng đã thành lập đoàn tuần tra, kiểm tra khu vực thả cá bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong phạm vi các xã Bình Thanh, Thung Nai (huyện Cao Phong) và xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc).

Đoàn tuần tra thực hiện nhắc nhở người dân không đánh bắt cá trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày. Ngăn chặn các hình thức đánh bắt cá mang tính hủy diệt. Đồng thời đảm bảo đàn cá giống sau khi thả khoẻ mạnh, tỷ lệ sống cao nhất, có điều kiện để tồn tại, phát triển, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học cũng như bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ sông Đà.

Xem thêm
Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm