Kiribati, Tuvalu và Quần đảo Marshall, với dân số sống chỉ ở độ cao 2-3m, đang đối mặt với nguy cơ nghèo đói và sức khỏe suy giảm do lũ lụt và bệnh tật. Sự gia tăng mực nước có thể xảy ra vào năm 2050, hoặc có thể muộn hơn vào năm 2070. Chính phủ các quốc gia này cần hành động ngay lập tức để thực hiện các kế hoạch thích ứng, báo cáo khuyến cáo.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết các quốc đảo Thái Bình Dương đang đối mặt với một khoảng cách tài chính lớn. Cụ thể, chi phí cho các biện pháp thích ứng vật lý (xây dựng bức tường biển, nâng nhà, di dời dân cư) do mực nước biển dâng lên 0,5m được ước tính là 3,7 tỷ USD cho Kiribati, 1 tỷ USD cho Tuvalu và 5 tỷ USD cho Quần đảo Marshall.
Vì vậy, kinh phí là trọng tâm chính trong các cuộc đàm phán khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) đang diễn ra tại Azerbaijan. Thành công của hội nghị thượng đỉnh này có thể được đánh giá dựa vào việc các quốc gia có thể đạt được thỏa thuận về mức tài trợ hàng năm cho các quốc gia đang phát triển để đối phó với biến đổi khí hậu.
Theo Ngân hàng Thế giới, mức đầu tư cho các biện pháp thích ứng vật lý như: xây dựng các bức tường biển ở các trung tâm đô thị, nâng nhà và di dời dân cư vào đất liền để đối phó với việc mực nước biển tăng lên đến 0,5m được ước tính là 3,7 tỷ USD cho Kiribati, 1 tỷ USD cho Tuvalu và 5 tỷ USD cho Quần đảo Marshall.
Tổng chi phí trên tương đương khoảng 20 năm GDP hiện tại của mỗi quốc gia nếu toàn bộ nguồn lực dành riêng cho các biện pháp thích ứng vật lý, chưa tính đến các chi phí khác cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng thiết yếu.