| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan ‘chốt’ xuất khẩu gạo ở mức 6 triệu tấn

Thứ Ba 26/01/2021 , 11:15 (GMT+7)

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu gạo ở mức 6 triệu tấn trong năm nay, cao hơn một chút so với 5,72 triệu tấn hồi năm ngoái.

Ông Charoen Laothammatas, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết, mục tiêu đặt ra ở mức 6 triệu tấn năm nay là phù hợp với vô số yếu tố rủi ro hiện hữu, đặc biệt là tình trạng thiếu container tái diễn chưa có hồi kết và đồng bạt tăng giá mạnh.

Biểu đồ xuất khẩu gạo của Thái Lan từ năm 2009 đến năm 2020 (đơn vị triệu tấn). Đồ họa: BKP

Biểu đồ xuất khẩu gạo của Thái Lan từ năm 2009 đến năm 2020 (đơn vị triệu tấn). Đồ họa: BKP

Theo Tổng giám đốc Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, ông Keerati Rushchano, trong tổng số 6 triệu tấn gạo xuất khẩu năm nay dự kiến sẽ gồm 2 triệu tấn gạo tẻ thường; 1,5 triệu tấn gạo hom mali; 1,5 triệu tấn gạo đồ và còn lại là dòng gạo thơm Pathum Thani, và gạo nếp.

 “Hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức gồm đồng bạt mạnh, tình trạng khan hiếm container và giá gao tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra sức mua của các nước nhập khẩu gạo yếu hơn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu gạo”, ông Keerati nói.

Tuy nhiên, ông Keerati lưu ý rằng nguy cơ thiên tai ở cả các nước xuất khẩu gạo và các nhà nhập khẩu nếu xảy ra sẽ có thể kích hoạt nhu cầu gạo tăng mạnh.

Theo tờ Bangkokpost, kế hoạch tiếp thị gạo thời gian tới của Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tập trung vào tất cả các phân khúc cao cấp; đại chúng cho gạo trắng và gạo đồ; và thị trường ngách cho gạo hữu cơ, gạo nếp và gạo màu.

Ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết: Năm nay, sản lượng vụ thu hoạch mới của Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 3 được dự báo sẽ rất tốt, trong khi Trung Quốc vẫn kiểm soát lượng tồn kho ở mức cao 120 triệu tấn.

Về thị trường, Nam Phi vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Thái Lan, với 672.777 tấn, tiếp theo là Mỹ (672.183 tấn), Benin (476.290 tấn), Trung Quốc (381.363 tấn), Angola (347.292 tấn) và các nước khác chiếm 3,17 triệu tấn.

Năm ngoái, Thái Lan đã xuất khẩu tổng cộng 5,72 triệu tấn, giảm so với mức 7,58 triệu tấn của năm 2019. Giá trị xuất khẩu gạo đạt 3,72 tỷ USD, giảm so với con số 4,27 tỷ USD của năm trước đó.

Ông Keerati cho rằng xuất khẩu gạo năm ngoái giảm phần lớn là do đồng bạt mạnh, khiến gạo Thái Lan đắt hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là phải đối mặt với tình trạng khan hiếm container nghiêm trọng.

Trong năm 2020, Ấn Độ vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, với 14 triệu tấn, tiếp theo là Việt Nam đạt 6,3 triệu tấn, kế đến là Thái Lan 5,72 triệu tấn; Pakistan 4 triệu tấn và Mỹ 3,05 triệu tấn.

Các chuyên gia cho rằng, hạn hán cũng sẽ làm giảm sản lượng gạo của Thái Lan trong năm nay. "Thái Lan nên tập trung vào phát triển các giống gạo hạt mềm đang có nhu cầu cao trên thị trường thế giới, đồng thời sửa đổi các luật lệ, quy định về nghiên cứu và nhập khẩu gạo".

Tổng sản lượng gạo của Thái Lan ước tính sẽ đạt 18 triệu tấn gạo trong niên vụ 2020/2021, tăng 1,5 triệu tấn so với  niên vụ 2019/2020.

Hiện giá gạo tẻ loại 5% tấm giao tự do của Thái Lan đang được niêm yết ở mức 515 USD/tấn, trong khi của Việt Nam là 512 USD/tấn còn của Ấn Độ chỉ đạt 385 USD/tấn.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm