| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan sớm trở thành trung tâm gai dầu và cần sa châu Á

Thứ Năm 28/04/2022 , 14:52 (GMT+7)

Đã có năm chuỗi cung ứng thành hình sau khi Thái Lan hợp pháp hóa cây gai dầu và cần sa để phục vụ các ngành thực phẩm, dược, may mặc, thức ăn chăn nuôi...

Chính phủ Thái Lan đã chính thức phê duyệt, cho phép người dân trồng gai dầu và cần sa để sử dụng trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu vào ngày 25 tháng 12 năm 2021, được ví như món quà năm mới cho người dân nước này. Ảnh: Nikkei

Chính phủ Thái Lan đã chính thức phê duyệt, cho phép người dân trồng gai dầu và cần sa để sử dụng trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu vào ngày 25 tháng 12 năm 2021, được ví như món quà năm mới cho người dân nước này. Ảnh: Nikkei

Sự phát triển của ngành công nghiệp cây gai dầu và cần sa ở Thái Lan được dự báo có thể được đẩy nhanh và phát triển mạnh, để quốc gia Đông Nam Á sớm trở thành trung tâm hàng đầu trong khu vực trong lĩnh vực này.

Theo các chuyên gia, Thái Lan có tất cả các điều kiện để phát triển thành trung tâm nguyên liệu gai dầu hàng đầu châu Á có thể đạt doanh thu 15,8 tỷ USD trong 5 năm tới.

Hiện đã có ít nhất năm chuỗi cung ứng non trẻ đang được hình thành thúc sau khi chính phủ Thái Lan chính thức hợp pháp hóa cho người dân trồng và chế biến gai dầu và cần sa, để sử dụng trong các ngành đồ uống, thực phẩm, thuốc- thực phẩm chức năng, quần áo và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Hai loại cây trồng nhiều tiềm năng này cũng sẽ hứa hẹn mang đến cơ hội mới và tạo thêm xung lực cho ngành du lịch chữa bệnh của đất nước, trong bối cảnh cả du khách nước ngoài và người dân trong nước đang tìm kiếm các liệu pháp chăm sóc sức khỏe liên quan đến gai dầu và cần sa với giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, lộ trình để phát huy hết tiềm năng được cho là vẫn còn một số trở ngại do đất nước vẫn phải đối mặt với những rào cản, bao gồm nhu cầu phát triển các giống gai dầu mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và vượt qua những thách thức xung quanh tính hợp pháp của một số loại hình kinh doanh nhạy cảm.

Và thách thức cuối cùng đối với Thái Lan để đưa các ngành công nghiệp liên quan đến cây gai dầu và cần sa ra thị trường thế giới là làm sao giành được sự thừa nhận toàn cầu về toàn bộ quá trình làm ra sản phẩm phải dựa trên các nguyên tắc khoa học, nghiên cứu và phát triển theo phương thức ưu tiên an toàn và hiệu quả.

“Chính vì lý do đó, Trung tâm Hợp tác Đổi mới Cây gai dầu Toàn cầu đã được thành lập tại Thái Lan để giúp định hướng cho quốc gia này sớm đạt được nguyện vọng. Theo đó, sứ mệnh của trung tâm là mang đến những kiến ​​thức và kinh nghiệm dựa trên khoa học quốc tế để thúc đẩy sự phát triển đi tắt đón đầu ở Thái Lan”, tiến sĩ Aimon Kopera, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Mỹ Geneomics Global cho hay.

Tiến sĩ Aimon Kopera, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành trung tâm Geneomics Global tại Thái Lan. Ảnh: The Nation

Tiến sĩ Aimon Kopera, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành trung tâm Geneomics Global tại Thái Lan. Ảnh: The Nation

Bà Aimon lưu ý: “Geneomics Global sẽ cung cấp các giải pháp đầu cuối bằng cách hợp tác với các đối tác địa phương và toàn cầu. Theo đó, trung tâm nghiên cứu này đặt tại Chiang Mai sẽ là cơ sở đầu tiên ở Thái Lan cung cấp sự tích hợp theo chiều dọc về hệ sinh thái gai dầu và cần sa, sau ba trung tâm trước đó ở Oregon, Hawaii và California (Mỹ)”.

Dự kiến trung tâm nghiên cứu tại Thái Lan sẽ sớm phát triển các công thức cho nhiều loại sản phẩm, bao gồm thực phẩm và đồ uống, thực phẩm chức năng, nguyên liệu làm từ sợi gai dầu và thậm chí là cả thức ăn chăn nuôi.

Theo tiến sĩ Aimon, một khi Thái Lan được toàn cầu công nhận, bốn ngành công nghiệp liên quan đến gai dầu và cần sa, bao gồm nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng và hóa sinh, y tế và sức khỏe, du lịch, sẽ có thể đóng góp tới 21 % GDP quốc gia và tạo ra hơn 16,5 triệu việc làm, theo như đánh giá của Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia, Bộ Công nghiệp.

Tại hội nghị Quốc tế Cần sa 2022 Thái Lan vừa qua, các chuyên gia về cây gai dầu và cần sa thế giới cũng đánh giá cao tiềm năng của nước này trong việc trở thành trung tâm của châu lục, sau khi tiến hành nghiên cứu thực địa tại nhiều địa điểm ở miền Bắc, Đông Bắc, miền Đông và miền Trung Thái Lan.

Nhiều công ty lớn của Thái Lan đang háo hức giới thiệu các sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm làm từ cây gai dầu. Ảnh: Reuters

Nhiều công ty lớn của Thái Lan đang háo hức giới thiệu các sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm làm từ cây gai dầu. Ảnh: Reuters

Giáo sư- tiến sĩ Jay Noller, một chuyên gia của Đại học Bang Oregon, thành viên nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng các nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra các hợp chất từ ​​cây gai dầu có thể hoạt động chống lại coronavirus.

Phát biểu tại cuộc họp với các quan chức của Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, ông Jay đã chỉ ra ba cơ hội liên quan đến cây gai dầu và cần sa cho Thái Lan. Thứ nhất, Thái Lan có thể là quốc gia đi tiên phong trong sản xuất cần sa tổng hợp; Thứ hai, Thái Lan có thể tận dụng hai loại cây này phát triển ngành du lịch chữa bệnh của mình; và thứ ba là quốc gia này có tiềm năng sản xuất chúng một cách hiệu quả để tăng cơ hội giao thương.

Trong khi đó, tiến sĩ Gerard Rosse, một chuyên gia về chiết xuất và tinh chế hoạt chất cannabinoid, khẳng định rằng, loại thuốc thảo dược vốn được nhiều người Thái ưa chuộng là cơ sở để Geneomics Global nâng cao tiềm năng của cây gai dầu và cần sa như một nguồn thảo dược quan trọng.

Ông Gerard nói thêm: “Tôi tin rằng việc sử dụng công nghệ, kiến ​​thức và hiểu biết đúng đắn về ứng dụng thảo dược của Thái Lan chắc chắn sẽ đưa nước này trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này”.

(The Nation; Nikkei Asia)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm