| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Dân chặn đường tập kết nguyên liệu nhà máy sắn

Thứ Hai 26/01/2015 , 09:21 (GMT+7)

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Lâm (xóm Nhị Hòa, xã Đồng Bẩm, Thái Nguyên) gây ô nhiễm môi trường trầm trọng khiến người dân bức xúc lập lều bạt bao vây.

Từ nhiều ngày qua, người dân một số xóm của xã Đồng Bẩm (TP Thái Nguyên) đã dựng lều bạt, lán trại để kiểm tra các phương tiện vận tải đi vào khu vực Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Lâm (xóm Nhị Hòa, xã Đồng Bẩm).

Ý kiến chung của các hộ dân là nhà máy chế biến tinh bột sắn đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho cả khu vực, từng bị yêu cầu rút giấy phép đầu tư, dừng sản xuất và bị xử phạt vi phạm hành chính thì không thể cho sản xuất được nữa.

Được biết, việc sản xuất gây ô nhiễm tại nhà máy trên đã từng bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Phòng cảnh sát môi trường và Sở TN-MT Thái Nguyên lập biên bản xử lý vi phạm hành chính nhiều lần. Ngày 10/1/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định số 75, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn của Cty CP Sơn Lâm.

Ngày 20/5/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành QĐ số 975 xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà máy, số tiền phạt là 192 triệu; đình chỉ các hoạt động của chi nhánh trong thời gian 12 tháng và yêu cầu thực hiện các biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Ngày 9/1/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có công văn số 59 với nội dung, để đảm bảo việc thu mua sắn, tránh khiếu kiện của các hộ trồng sắn trong các vùng nguyên liệu theo cam kết, ngày 31/12/20014, Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ra thông báo về việc cho phép Nhà máy tinh bột sắn Sơn Lâm được sản xuất thêm 1 tháng từ 10/1 – 10/2/2015. UBND tỉnh Thái Nguyên có ý kiến như sau: Thứ nhất là giao cho Sở TN-MT chủ trì phối hợp với UBND TP Thái Nguyên, UBND xã Đồng Bẩm hướng dẫn Cty CP Sơn Lâm trong thời gian được gia hạn sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước.

Thứ hai là UBND TP Thái Nguyên có trách nhiệm phối hợp cùng với các cơ quan liên quan thường xuyên giám sát việc chế biến, nếu phát hiện vi phạm phải kịp thời báo cáo để xử lý.

Sau công văn của UBND tỉnh, UBND TP Thái Nguyên cũng ra văn bản chỉ đạo Phòng TN-MT, UBND xã Đồng Bẩm và Nhà máy tinh bột sắn Sơn Lâm. Phía Cty CP Sơn Lâm cũng đã gửi bản cam kết thực hiện chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Việc gia hạn sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Lâm được thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới nhưng lại vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân sở tại.

Quan sát thấy, những người dân “gác đường” đã kiểm tra tất cả các phương tiện vận tải đi vào khu vực nhà máy. Những chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương xem ra không có giá trị? Động thái trên khiến cho một khối lượng lớn sắn nguyên liệu vận chuyển về nhà máy bị ùn tắc.

Bà Nguyễn Thị Hải (chủ một cơ sở thu mua sắn nguyên liệu tại Bắc Kạn) cho biết, đoàn xe vận chuyển 100 tấn sắn của bà không thể nhập nguyên liệu vào nhà máy đã 3 ngày. Sắn để trên xe có nguy cơ thối, người dân bán sắn thì cả năm chỉ biết trông chờ vào thu hoạch sắn để lo tết, nay sắn không bán được, tiền không có thì không biết lấy gì để trả dân. Dân nghèo không có tiền đã đành nhưng những chủ thu mua có nguy cơ bị phá sản.

Để đảm bảo nguyên liệu cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Đồng Bẩm hoạt động, Cty CP Sơn Lâm đã ký hợp đồng sản xuất và thu mua nguyên liệu với nhân dân nhiều địa phương thuộc các tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang…

Rõ ràng, việc gia hạn sản xuất cho nhà máy này không được thực hiện sẽ dẫn đến những tác động xã hội vô cùng lớn. Như vậy, ngoài những chỉ đạo bằng văn bản, các cơ quan chức năng cần có giải pháp trực diện hữu hiệu để đảm bảo việc sản xuất theo đúng quy trình, quy định, hạn chế thiệt hại cho hàng chục ngàn hộ trồng sắn đang thấp thỏm chờ đợi.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.