| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Đầu tư công trình nhiều tỷ đồng 'biếu không' doanh nghiệp?

Thứ Tư 10/07/2019 , 09:37 (GMT+7)

Người dân bức xúc trước việc địa phương đầu tư công trình nhiều tỷ đồng để xã đạt chuẩn NTM, trong khi khu vực được đầu tư đã thuộc phạm vi quy hoạch dự án giao cho doanh nghiệp.

Trở lại sự việc, ngày 1/3/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép số 632 Dự án mỏ sét cao lanh Phú Lạc có địa chỉ tại xóm Phương Nam 2, xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, cho Công ty CP Đầu tư khai khoáng Bình Sinh (Cty Bình Sinh).

Dự án được thực hiện trên tổng diện tích khai thác 22,03 ha, có thời hạn là 24,5 năm, với hơn 50 hộ dân có nhà, đất trong diện bị giải toả. Cơ bản đường đất giao thông trục chính của xóm Phương Nam 2 cũng nằm trong phần đất đã được quy hoạch cho mỏ sét cao lanh.

Khu vực moong khai thác thuộc mỏ sét cao lanh Phú Lạc.

Tuy nhiên, trong năm 2018, địa phương đã bỏ ra số tiền lên tới hơn 6 tỷ đồng để đầu tư các công trình trên phần đất quy hoạch đã cấp cho mỏ cao lanh Phú Lạc.

Cụ thể như sau: Từ tháng 6 - 7/2018, xã Phú Lạc cho xây dựng một nhà văn hoá với tổng số tiền hơn 300 triệu, gồm 100 triệu từ ngân sách tỉnh, 20 triệu huyện Đại Từ hỗ trợ, còn lại người dân đóng góp khoảng 200 triệu, cùng công lao động. Đến cuối năm 2018, xã Phú Lạc lại tiếp tục đầu tư 1 con đường bê tông kiên cố với tổng giá trí khoảng 6 tỷ đồng.

Theo nhiều người dân xóm Phương Nam 2 thắc mắc không hiểu vì sao cả khu vực dân cư đều trong diện di dời, mà còn đầu tư xây dựng 2 công trình như vậy. Công trình không chỉ lãng phí tiền của Nhà nước, mà còn có cả công sức và đóng góp bằng tiền, hiến đất của nhân dân.

Nhà văn hoá xóm Phương Nam 2 được xây dựng tháng 6/2018.

 

Con đường giao thông xóm Phương Nam 2 mới được đầu tư xây dựng cuối năm 2018.

Làm việc với chính quyền địa phương, một lãnh đạo xã Phú Lạc cho rằng công trình đường giao thông và nhà văn hoá có quy hoạch trước Dự án mỏ sét cao lanh. Từ 2015, người dân đã hiến đất, nếu có tiền đã làm từ năm 2016. Đến năm 2018 thì phải làm để xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), và tháng 2/2019 thì Phú Lạc đã được công nhận là xã NTM. Còn sau này mỏ cao lanh lấy thì phải làm đường giao thông và nhà văn hoá khác cho dân theo đúng tiêu chuẩn, quy mô.

Có thể thấy việc xây dựng công trình trên đất đã được quy hoạch cho đất thực hiện dự án ở xã Phú Lạc là việc làm trái với Luật Đất đai năm 2013. Nếu bắt doanh nghiệp phải đền bù là sai với quy định của pháp luật. Vì vậy nhiều người đặt ra nghi vấn việc bỏ tiền tỷ từ ngân sách Nhà nước ra để đầu tư công trình “biếu” cho doanh nghiệp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.