| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Mỗi nhiệm kỳ một điểm nhấn về đô thị

Thứ Ba 27/09/2022 , 07:55 (GMT+7)

Từ đầu năm 2012 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có các điểm nhấn lớn trong phát triển hạ tầng đô thị nhằm đem lại sự tiện ích cho người dân.

Tuyến đường Bắc Sơn đã góp phần nối liền trung tâm thành phố Thái Nguyên với các xã phía Tây của TP.Thái Nguyên. Ảnh: TL.

Tuyến đường Bắc Sơn đã góp phần nối liền trung tâm thành phố Thái Nguyên với các xã phía Tây của TP.Thái Nguyên. Ảnh: TL.

Khu đô thị phía Tây

Ngày 10/4/2012, tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 729/QĐ-UBND, phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên, diện tích khoảng 1.500ha (chủ yếu đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp).

Theo quy hoạch, trục chính của Khu đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên gồm 2 làn xe buýt rộng 7,5m; 6 làn xe ô tô và 2 làn dành riêng cho xe gắn máy rộng 28,5m; 2 dải phân cách rộng 6m, vỉa hè mỗi bên rộng 6m (tổng lộ giới là 60m). Tỉnh lộ 270 mới được thiết kế 4 làn xe ô tô, 2 làn xe máy và dải phân cách 10,5m (toàn bộ tỉnh lộ 270 mở rộng 48m), sẽ trở thành cung đường huyết mạch của Khu đô thị mới phía Tây.

Đặc biệt, đơn vị tư vấn quy hoạch đã dành tới 230,5ha đất (chiếm 15,1% tổng quỹ đất của Dự án) để xây dựng các tuyến đường nội bộ Khu đô thị phía Tây TP. Thái Nguyên, nên không chỉ đảm bảo giao thông tiện lợi mà còn góp phần tạo cảnh quan, thông thoáng cho đô thị mới, tạo sự khác biệt về không gian, cảnh quan, tiện ích so với Khu đô thị hiện tại, bởi có tới 338,3ha đất làm nhà ở, đáp ứng sự mong chờ của cư dân nội đô.

Cũng theo quy hoạch thì Khu đô thị mới này có điểm nhấn chính là Tòa nhà liên hợp cao tầng để làm trụ sở cho khối cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể cấp tỉnh. Từ đó, sẽ góp phần cải thiện điều kiện làm việc đối với cán bộ, đồng thời tích cực hỗ trợ cho công tác cải cách hành chính công của tỉnh, nhằm tiến tới phục vụ người dân được tốt nhất.

Trong quy hoạch đã thể hiện rõ được tính năng về kinh tế, được xác định rất cụ thể là tại khu vực Đông Bắc của Khu đô thị phía Tây TP. Thái Nguyên, với khu thương mại văn phòng (Business Park) và khu Resort theo hình thức lưu trú. Cả 3 tính năng trên của Khu đô thị phía Tây TP. Thái Nguyên là không hề có mâu thuẫn, mà ngược lại còn hỗ trợ nhau rất tích cực, tạo sự sầm uất, sôi động.

Bám theo quy hoạch khu Đô thị hành chính mới này, đã xuất hiện hàng loạt các dự án lớn được quy hoạch như: Điểm dân cư, sân golf, Khu du lịch sinh thái,… đã được các doanh nghiệp đón nhận và triển khai quy hoạch tới tận khu vực bờ Nam của hồ Núi Cốc, góp phần làm sôi động cả khu vực phía Tây của tỉnh Thái Nguyên trong nhiệm kỳ 2010 đến 2015.

Khu đô thị của nhiệm kỳ mới sớm thành hiện thực

Khởi đầu của nhiệm kỳ 2020-2025, là dự án xây dựng Khu đô thị mới tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, được thực hiện theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ (do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký), về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035, có ghi rõ trong điều 1 như sau:

“….Điều chỉnh 3.62 ha đất thể dục thể thao thành đất sử dụng hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, ở, cơ quan, cây xanh)…Tạo lập và hình thành không gian công cộng văn hoá - nghệ thuật, bố trí quỹ đất cơ quan, cây xanh, phố đi bộ; tạo thành trục cảnh quan quan trọng kết nối quảng trường Võ Nguyên Giáp và Sông Cầu, phục vụ cộng đồng, sinh hoạt văn hoá cho nhân dân thành phố Thái Nguyên và vùng phụ cận, tạo nên một điểm đến văn hóa hấp dẫn cho người dân và du khách…”.

Cũng tại điểm C của Quyết định 1989/QĐ-TTg đã ghi rõ: Tổ chức lập, điều chỉnh, phê duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết… đảm bảo việc sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm tuân thủ Luật Đất đai và pháp luật khác có liên quan, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí, thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nước…”.

Để thực hiện dự án Khu đô thị mới theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên phải thực hiện di chuyển, phá bỏ 21 trụ sở cơ quan hành chính công và sự nghiệp công lập gồm: Báo Thái Nguyên, Tỉnh đoàn Thái Nguyên, UB Mặt trận tổ quốc tỉnh, Liên đoàn LĐ tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Sở Tài chính, Sở VHTT&DL, Hội Nông dân tỉnh, Chi cục thuế TP. Thái Nguyên… và 1 doanh nghiệp là Công ty cổ phần đầu tư thương mại Thủ đô Gió Ngàn, để giao mặt bằng cho thành phố Thái Nguyên thực hiện xây dựng Khu đô thị mới gồm có các hạng mục như đã quy hoạch là: Phố đi bộ, văn phòng, cơ quan nhà nước, nhà ở…

Mô hình sân vận động dự kiến xây dựng theo dự án Khu đô thị hai bên bờ sông Cầu thành phố Thái Nguyên trong nhiệm kỳ 2015-2020 hiện đã bị quên lãng. Ảnh TL 

Mô hình sân vận động dự kiến xây dựng theo dự án Khu đô thị hai bên bờ sông Cầu thành phố Thái Nguyên trong nhiệm kỳ 2015-2020 hiện đã bị quên lãng. Ảnh TL 

Phía tỉnh Thái Nguyên, đã có sự chuẩn bị trong việc bố trí mặt bằng làm việc cho các cơ quan di chuyển đến nơi làm việc mới, trên tinh thần nơi làm việc tạm cũng phải tốt nhất có thể. Đồng thời đẩy nhanh giải ngân xây dựng hạ tầng mới, góp phần phục vụ việc di chuyển, giải phóng mặt bằng như: Xây dựng sân vận động mới 22 nghìn chỗ ngồi, có mái che, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo đủ điều kiện là một sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế, đường Pitch bao quanh trên diện tích 15,47 ha tại xã Phúc Trìu TP. Thái Nguyên, với kinh phí khoảng 466 tỷ đồng. Khu nhà hợp khối làm việc của các cơ quan tỉnh là 430 tỷ đồng, tiền san ủi phá dỡ các cơ quan để giải phóng mặt bằng được giao cho UBND thành phố thực hiện là 115 tỷ đồng, xây mới Trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh 53 tỷ đồng, xây mới trụ sở Tỉnh Đoàn là 43 tỷ đồng …

Khu đô thị mới tại trung tâm thành phố được khởi động, đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thành lập thành phố Thái Nguyên, do đó người dân thành phố rất mong đợi nó sẽ sớm thành hiện thực, góp phần phục vụ người dân và du khách xa gần đến với xứ trà đất Thái.

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Khẩn thiết cần 1 đầu mối đứng ra đàm phán

'Chúng tôi chỉ là hiệp hội, không có chức năng quản lý và chưa được hướng dẫn thủ tục cấp giấy kiểm định vàng O', Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nói.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Nestlé Việt Nam: Tiên phong phát triển bền vững, đồng hành kiến tạo tương lai xanh

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.