| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: SX lúa giống Việt lai 20

Thứ Tư 03/11/2010 , 10:51 (GMT+7)

Kết quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp Việt lai 20 thành công lớn trong vụ mùa này làm cho nông dân tin tưởng, mở ra cơ hội để Thái Nguyên tự sản xuất hạt lai F1 có nguồn gốc trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ tại địa phương và có thể cung cấp cho tỉnh khác.

Dự án khoa học sản xuất hạt giống lai F1 tổ hợp Việt lai 20 do TT Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên thực hiện trên quy mô 10 ha tại xóm Làng, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương. Có 77 hộ nông dân tham gia dự án. Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng (đơn vị độc quyền sản xuất và cung ứng giống Việt lai 20 trong cả nước) thực hiện chuyển giao kỹ thuật sản xuất.

Là vụ đầu tiên hướng dẫn nông dân sản xuất ra một sản phẩm mang tính khoa học công nghệ cao nên việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Đức Lợi (Bí thư xóm Làng, xã Yên Đổ) cho biết, có hộ chưa tin tưởng vào hiệu quả của việc sản xuất hạt giống lai F1 nên đã gây khó dễ trong việc quy hoạch. May mắn là cấp uỷ, chính quyền của xã, của xóm đã vào cuộc quyết liệt, vận động, tuyên truyền; cán bộ kỹ thuật nằm vùng chỉ đạo sản xuất nên có hộ dân buổi sáng cấy lúa, buổi chiều nhổ lên để thực hiện dự án.

Bà Quách Thị Thanh (cán bộ TT Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên) cho biết, bước vào sản xuất, do điều kiện thời tiết bất thuận và diễn biến của tình hình sâu bệnh trên địa bàn khá phức tạp nhưng bộ phận chỉ đạo sản xuất và người dân được hướng dẫn kỹ thuật cụ thể đã bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý, đảm bảo quy trình sản xuất. Bà Đào Thị Hồi (nông dân tham gia dự án) cho biết, gia đình bà có 3 sào ruộng trong dự án.

Bà Phạm Thị Cằng - Giám đốc Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng:

Công ty phối hợp với địa phương thực hiện dự án trên quy mô lớn nhằm mục đích duy trì vùng chuyên canh sản xuất hạt lai F1, tổ hợp Việt lai 20 tại Thái Nguyên chứ không phải sản xuất ở dạng mô hình rồi thôi. Công ty có cơ chế bảo hộ, bảo hành cho người nông dân tham gia sản xuất, mặt khác, sẽ nâng cao giá mua sản phẩm hạt lai...

Cũng như hầu hết các hộ dân, ai nấy đều bỡ ngỡ khi nghe nói cây lúa bố, cây lúa mẹ. Tuy vậy, mọi người đều thực hiện nghiêm quy trình sản xuất như phun hoá chất xử lý sinh trưởng để kéo dài cây bố, giúp cây mẹ trỗ thoát bẹ, rồi thì gạt phấn, tung phấn từ bố sang mẹ... Qua theo dõi, khả năng chống chịu của dòng bố và dòng mẹ Việt lai 20 đối với các loại sâu bệnh là khá tốt. Dự ước năng suất hạt lai F1 đạt 100 - 110 kg/sào (gần 3 tấn/ha).

 Hạch toán, sản xuất giống lúa lai F1 mang lại lợi nhuận 27,7 triệu đồng/ha, cao gấp 3 so với sản xuất lúa thương phẩm (9,9 triệu đồng/ha). Bà Phạm Thị Điệp (nông dân tham gia dự án) nói: "Dân chúng tôi đã thuần thục một số quy trình sản xuất, đã có niềm tin và mong muốn được hưởng lợi lâu dài từ dự án. Không biết tỉnh và huyện có cho triển khai tiếp trong các vụ tới hay không?".

Ông Hà Văn Xuân - Giám đốc TT Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên nhận xét, mô hình sản xuất hạt lai F1 mang lại hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm đã đề nghị với Sở NN-PTNT và UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quy hoạch thành vùng chuyên sản xuất giống lúa lai để chủ động vùng sản xuất, điều kiện cách ly và đầu tư cơ sở hạ tầng. Ông Hoàng Văn Dũng, PGĐ Sở NN- PTNT tỉnh Thái Nguyên khẳng định, thành công của dự án là cơ sở để Thái Nguyên hình thành làng nghề sản xuất giống lúa lai.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm