| Hotline: 0983.970.780

Tham vọng của Hàn Quốc quảng bá ngôn ngữ như K-pop

Thứ Sáu 20/01/2023 , 17:14 (GMT+7)

Sau âm nhạc và ẩm thực, đến lượt ngôn ngữ đang được Hàn Quốc dồn sức quảng bá trong nỗ lực chiếm lĩnh ảnh hưởng toàn cầu của mình.

 

Một sinh viên Pháp làm bài kiểm tra tiếng Hàn tại Đại học La Rochelle hồi năm 2013. Ảnh: AFP.

Một sinh viên Pháp làm bài kiểm tra tiếng Hàn tại Đại học La Rochelle hồi năm 2013. Ảnh: AFP.

Năm 2022, tiếng Hàn là ngôn ngữ được học nhiều thứ 7 trên ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo. Nó cũng đang đạt được thành công đặc biệt ở một số khu vực Nam và Đông Nam Á, là ngoại ngữ được học nhiều nhất ở Philippines, và cách không xa vị trí dẫn đầu tại Thái Lan, Indonesia hay Pakistan.

Mặc dù tiếng Trung vẫn là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, một phần nhờ vào quy mô dân số của Trung Quốc, nó cũng chỉ đứng ở vị trí thứ 8 trên Duolingo trong vài năm qua, xếp sau tiếng Hàn.

Theo báo cáo từ nền tảng này, tiếng Hàn là ngôn ngữ châu Á được học nhiều thứ hai trên Duolingo, sau tiếng Nhật. Duolingo, có hơn 500 triệu người dùng quốc tế, xếp tiếng Hàn trước tiếng Trung, tiếng Nga và tiếng Hindi. Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha vẫn thoải mái ở hai vị trí hàng đầu.

Các chuyên gia và giáo viên cho rằng mối quan tâm ngày càng tăng dành cho tiếng Hàn là nhờ làn sóng “Hallyu” đã đưa văn hóa Hàn Quốc phát triển rực rỡ trên phạm vi quốc tế.

Hai thập kỷ qua đã chứng kiến hàng xuất khẩu Hàn Quốc càn quét thế giới, từ K-pop và phim truyền hình đến các sản phẩm làm đẹp, thời trang hay thực phẩm. Hàn Quốc trở thành một trung tâm văn hóa quốc tế, đến mức từ điển tiếng Anh Oxford năm 2021 đã thêm hơn 20 từ có nguồn gốc tiếng Hàn, khẳng định “tất cả chúng ta đều đang cưỡi trên đỉnh của làn sóng Hàn Quốc”.

Hiện tượng này được hỗ trợ đắc lực bởi chính phủ Hàn Quốc khi họ dồn nỗ lực truyền bá ảnh hưởng văn hóa của đất nước thông qua âm nhạc và truyền thông kể từ những năm 1990. Giờ đây, tiếng Hàn có thể là mặt hàng xuất khẩu tiếp theo vươn ra toàn cầu.

“So với thời điểm tôi bắt đầu sự nghiệp, nhận thức về Hàn Quốc đã trải qua một bước thay đổi tích cực và đáng kể”, Joowon Suh, giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ Hàn thuộc Đại học Columbia, cho hay. 

Trong nhiều thập kỷ, việc học ngôn ngữ Đông Á ở nước ngoài hầu hết chỉ giới hạn ở tiếng Quan Thoại và tiếng Nhật. Nhưng điều này bắt đầu thay đổi trong thập kỷ qua sau những thành công lớn mà các nghệ sĩ và đạo diễn Hàn Quốc đạt được, như bài hát “Gangnam Style” năm 2012 của ca sĩ Psy, phim điện ảnh kinh dị “Ký sinh trùng” năm 2019, bộ phim đình đám “Squid Game” năm 2021 trên Netflix hay nhóm nhạc BTS, ngôi sao toàn cầu lớn nhất K-pop.

Các số liệu cho thấy mối quan tâm dành cho tiếng Hàn cũng tăng đột biến trong cùng thời kỳ. Số lượng sinh viên theo học các lớp tiếng Hàn tại những cơ sở giáo dục đại học ở Mỹ đã tăng vọt từ 5.211 người vào năm 2002 lên gần 14.000 người vào năm 2016, theo dữ liệu từ Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại.

Bước nhảy vọt này rất ấn tượng vì tiếng Hàn không phải ngôn ngữ dễ học. Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê tiếng Hàn vào danh sách “ngôn ngữ siêu khó”, nghĩa là nó “đặc biệt khó” đối với người nói tiếng Anh và mất trung bình 88 tuần để đạt được trình độ làm việc chuyên nghiệp.

A2
A1

Một sinh viên Pháp làm bài kiểm tra tiếng Hàn tại Đại học La Rochelle hồi năm 2013. Ảnh: AFP.

Tương tự, tại Anh, số lượng sinh viên đại học tham gia các khóa học tiếng Hàn đã tăng gấp ba lần từ năm 2012 đến năm 2018, so với mức tăng chỉ 5% đối với tiếng Trung và sự sụt giảm ở một số ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp hay tiếng Đức.

Việc tiếng Hàn trở nên phổ biến không phải điều ngẫu nhiên mà bắt nguồn khả năng chớp cơ hội của chính phủ nước này.

“Chính làn sóng Hallyu đã thuyết phục các nước châu Á tin rằng Hàn Quốc thực sự là một phần của thế giới phương Tây phát triển”, tác giả John Walsh cho biết trong cuốn sách năm 2014 của ông về hiện tượng này. “Thay đổi trong nhận thức đó đã thúc đẩy chính phủ nỗ lực theo đuổi lợi ích quốc gia trong các lĩnh vực ngoại giao, đầu tư, giáo dục và thương mại”.

Trong thập kỷ qua, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã cử hàng loạt giáo viên ra nước ngoài để dạy tiếng Hàn tại các trường trung học cơ sở và phổ thông.

Những năm gần đây, nhiều quốc gia như Lào, Myanmar và Thái Lan đã chính thức sử dụng tiếng Hàn như một ngoại ngữ trong chương trình giảng dạy ở trường học, theo các thỏa thuận đã ký với Bộ Giáo dục Hàn Quốc.

Trong khi đó, Viện King Sejong, tổ chức dạy tiếng Hàn của chính phủ, đã thiết lập được 244 trung tâm học tập trên toàn thế giới.

 “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc là một yếu tố quan trọng đối với nhiều người không cố gốc gác Hàn Quốc nhưng chọn theo học tiếng Hàn”, Suh từ Đại học Columbia nói, đề cập đến những người chỉ đơn giản quan tâm đến các sản phẩm văn hóa như phim ảnh và K-pop.

Trong khi đó, sinh viên gốc Hàn Quốc có xu hướng tham gia các lớp học tiếng Hàn vì những lý do “mang tính hòa nhập” hơn, chẳng hạn như muốn sống ở Hàn Quốc, để kết nối tốt hơn với cộng đồng và gia đình họ hoặc để khám phá bản sắc Hàn Quốc của chính họ.

Jiyoung Lee, trợ giảng tại Khoa Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học New York, cho rằng sự trỗi dậy của các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram và TikTok cũng là một phần động lực. Theo bà, chúng đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa quốc tế và “ảnh hưởng lớn” đến số lượng người học tiếng Hàn.

Jeffrey Holliday, giảng viên ngôn ngữ Hàn tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, cho hay khoảng 40% sinh viên của ông là sinh viên trao đổi, chủ yếu đến từ Mỹ. Những người này thường là sinh viên đại học, chỉ ở Seoul trong vài học kỳ và gần như tất cả đều hâm mộ cuồng nhiệt văn hóa đại chúng Hàn Quốc như K-pop.

Trong khi đó, các sinh viên cao học nước ngoài của ông, những người có xu hướng học toàn thời gian và đang tìm việc làm ở Hàn Quốc, phần lớn đến từ Trung Quốc và Việt Nam.

“Đối với tôi, xu hướng này thật đáng ngạc nhiên, vì khi tôi học đại học ở Mỹ, từ năm 1999 đến 2003... không có ai học tiếng Hàn mà không phải người có gốc gác Hàn Quốc”, ông chia sẻ. “Giờ đây, những sinh viên tìm đến tôi, họ rất tập trung, rất quyết tâm, họ thực sự muốn học tiếng Hàn và họ ở lại vì điều đó”.

(Theo CNN

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.