| Hotline: 0983.970.780

Thắng đậm vụ tôm nhờ chế phẩm sinh học

Thứ Tư 17/02/2016 , 07:10 (GMT+7)

Không khỏi ngạc nhiên khi khách hàng hối hả cân từng mẻ tôm để đưa ra Hà Nội. Nhìn những con tôm to bằng ngón trỏ đang bật tanh tách trên lưới thật sướng mắt.

Vào dịp cuối tháng 1/2016, trời rét như cắt da cắt thịt, chúng tôi tới đầm tôm thẻ chân trắng của ông Phan Văn Cư ở khối Tân Hải, phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai (Nghệ An) và không khỏi ngạc nhiên khi khách hàng hối hả cân từng mẻ tôm để đưa ra Hà Nội. Nhìn những con tôm to bằng ngón trỏ đang bật tanh tách trên lưới thật sướng mắt.

Ông Phan Văn Cư phấn khởi cho biết, vụ đông 2015 dự đoán thời tiết sẽ ấm như năm trước nên ông mạnh dạn thả 60 vạn con tôm giống. Từ đó đến nay mới nuôi được gần 90 ngày mà tôm đã đạt trọng lượng bình quân 70 con/kg. Nếu không bị đợt rét kéo dài gần 10 ngày qua thì đến thời điểm này tôm sẽ đạt 60 con/kg.

Mấy ngày qua tôi đã bán được 3 tấn, giá bình quân 200.000 đồng/kg, thu 600 triệu đồng. Hiện trong đầm còn trên 5 tấn nữa. Tôm vụ đông mà được như vậy là thắng lớn. Nếu trừ chi phí đầu tư hết khoảng 450 triệu (thức ăn, chế phẩm sinh học, tiền điện và công) lãi ròng khoảng 1,1 tỷ đồng".

Thấy chúng tôi trầm trồ, ông Hồ Ngọc Phương, một người nuôi tôm ở phường Quỳnh Phương cho biết: “Đầm tôm của ông Cư hiện chỉ còn lại chưa đầy 7.000 m2, nhưng năm nào, vụ nào cũng thu lãi khủng. Vụ xuân 2015, tại đầm tôm này ông Cư thả 70 vạn con (mật độ trên 100 con/m2) hết 90 triệu đồng tiền giống + chi phí tiền thức ăn, chế phẩm sinh học, tiền công hết khoảng 500 triệu. Cuối vụ thu được 12 tấn tôm thương phẩm (trọng lượng 65 con/kg). Riêng vụ xuân 2015, do mức giá chỉ được 190.000 đồng/kg đã thu được gần 2,3 tỷ đồng. Lãi ròng được 1,7 tỷ đồng".

Ông Phan Văn Cư cho biết: “Đầm tôm của tôi sau 2 lần bị thu hồi bớt diện tích để làm khu dân cư, hiện chỉ còn lại 6.700 m2. Do đó để nuôi tôm thẻ chân trắng thành công trên diện tích đầm chật hẹp và ít ỏi này, năm 2011 và 2012 tôi quyết định lấy hơn 1,5 tỷ đồng vốn tự có và vay thêm 1,2 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư vào xây dựng cơ bản hết 2,7 tỷ đồng. 

Vì thế, hệ thống nuôi tôm của tôi hơn hẳn của các hộ khác chính là nhờ có 2 dàn giếng khoan, một dàn lấy nguồn nước ở tầng nước mặn và một dàn lấy nguồn nước ở tầng nước ngọt để đưa vào đầm tôm + hệ thống bể lóng cùng với cống thoát nước ngầm bằng chế độ xi phông tự động nhằm đưa nước thải ra khỏi đầm.

Riêng bờ đầm cả 4 phía đều được đổ bằng xi măng cốt thép, chỉ có đáy lót bằng lớp bạt dày. Đợt rét vừa qua, nhiệu độ ngoài trời 8 - 9 độ C kéo dài, tôi phải xả bớt nước trong đầm, thay băng nguồn nước ngầm để tăng nhiệt độ lên nên con tôm mới chịu đụng được rét đấy.

Nhờ xây dựng được hệ thống nuôi tôm khoa học và khá hiện đại nên đầm tôm của tôi từ năm 2013 đến nay chưa bao giờ bịt thất bại. Kể cả khi hàng loạt ao đầm tôm của bà con quanh vùng lần lượt bị chết vì các loại dịch bệnh từ bệnh hoại tủy gan tuỵ, bệnh đốm trắng, bệnh vàng đầu và bệnh phấn trắng nhưng đầm tôm của tôi vẫn không bị hề hấn gì...”.

Cũng theo ông Phan Văn Cư, để đầm tôm của mình luôn thắng đậm, có ba lý do sau: Thứ nhất là phải chủ động được nguồn nước đầu vào. Riêng đầm của ông lấy cả hai nguồn nước mặn và ngọt đều láy từ lòng đất, sau đó được xử lý bằng chế phẩm sinh học và điều chỉnh độ mặn hợp lý nhằm tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt.

Thứ hai là con giống phải đạt chuẩn. Mấy năm nay ngành nuôi trồng thủy sản Nghệ An chỉ khuyến cáo người nuôi tôm nên sử dụng giống của hai đơn vị có thương hiệu tại Việt Nam là CP và Việt Úc. Nhưng do nguồn cung của hai Cty này đều không kịp thời nên ông sử dụng giống tôm của Cty giống Nam miền Trung (đóng tại Bình Thuận). Điều may mắn là tôm giống của đơn vị này đã giúp ông thắng đậm. Từ vụ xuân 2014 nên từ đó đến nay ông trung thành với giống tôm của họ.

Thứ ba là công tác xử lý môi trường để con tôm phát triển nhanh cũng hết sức quan trọng. Mấy năm nay, người nuôi tôm ở Nghệ An lao đao vì các loại dịch bệnh như hoại tủy gan tuỵ, đốm trắng, vàng đầu và phấn trắng. Nhiều hộ thả được 15 - 20 ngày đã dính bệnh, phần đông các hộ chỉ được 30 - 45 ngày là phải thu hoạch non để vớt vát phần nào vốn đã bỏ ra.

Riêng đầm tôm của ông Phan Văn Cư luôn thắng lớn nhờ ông lặn lội vào miền Nam, tìm đến các nhà khoa học để học hỏi cách sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học (từ chế phẩm EM gốc) để áp dụng cho từng loại dịch bệnh. Cho nên mỗi khi các hộ nuôi tôm quanh vùng bị dịch bệnh gì là ông kiểm tra và xử lý ngay khiến đầm tôm luôn an toàn và sạch bệnh. Kèm theo đó là chế độ cho ăn cũng phải khoa học, không được cho thừa thức ăn trong đầm. Nguồn thức ăn nếu tôm không sử dụng hết sẽ là một yếu tố gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước...

Cũng theo ông Phan Văn Cư, tại đầm tôm của mình ông chưa bao giờ sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh. Việc sử dụng Chlorine để xử lý nguồn nước trước khi thả tôm là lợi bất cập hại.

Do lượng Chlorine hòa vào trong nguồn nước để xử lý môi trường sẽ không thể bốc bay hết, một phần sẽ bị lắng xuống đáy, nên chỉ cần gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, hoặc độ mặn trong đầm quá cao là các độc tố tồn dư ấy sẽ phát tán vào nguồn nước, từ đó bùng phát ra dịch bệnh trên tôm.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm