[video] Cách nhận biết và phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Nằm ở vị trí trung chuyển, nhiều trục đường lớn đi qua lại có tổng đàn lợn lớn với trên 1,2 triệu con (chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 70%), Thanh Hóa được nhận định là địa phương sẽ bùng phát mạnh dịch tả lợn châu Phi.
Nhiều chốt, trạm kiểm dịch được thành lập hoạt động hiệu quả |
Tuy đến thời điểm này, 27/27 huyện thị đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi nhưng những nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc phòng chống dịch là điều rất đáng ghi nhận.
Tính đến thời điểm này, Thanh Hóa đã thành lập 5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông; 3 chốt kiểm soát tại các cửa khẩu và tăng cường lực lượng cho 2 trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Các huyện, thị xã, thành phố của Thanh Hóa đã thành lập 49 tổ kiểm soát lưu động và 609 chốt kiểm soát.
Nhiều vụ việc vận chuyển lợn nhiễm bệnh bị phát hiện, bắt giữ. |
Ngoài việc thành lập các trạm, chốt kiểm soát, Thanh Hóa tổ chức triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất. Sau tháng cao điểm, các địa phương định kỳ triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn những khu vực có nguy cơ cao.
|
Tổng số huy động để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2019 đến nay là 143.642 lít hóa chất, trong đó Trung ương và tỉnh cấp 89.494 lít. Các huyện huy động được 55.148 lít; 773 tấn vôi bột (tỉnh cấp 228 tấn; UBND các huyện tự mua 545 tấn).
Thanh Hóa cũng đã mua 4.300 bộ quần áo bảo hộ; 1.090 đôi ủng cao su; 20.000 khẩu trang; 20.000 đôi găng tay cao su; 60 bình bơm động cơ 29 máy gây choáng phục vụ công tác phòng chống dịch.
Từ đầu năm 2019 đến nay, Thanh Hóa đã thực hiện lấy 2.553 mẫu giám sát dịch bệnh trên lợn. Trong đó có 818 mẫu để chẩn đoán, giám sát bệnh dịch tả lợn châu Phi (có 498 mẫu dương tính); 159 mẫu đối với các bệnh LMLM, tai xanh, dịch tả lợn cổ điển và 1.576 mẫu giám sát dịch tả lợn châu Phi phục vụ kiểm soát giết mổ, tiêu thụ, vận chuyển.
Người dân được tuyên truyên áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. |
Thanh Hóa đang tiếp tục thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền để các doanh nghiệp, người chăn nuôi và cộng đồng nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và các chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa đã in và cấp phát 150.000 tờ rơi, nhiều chương trình bằng video, hình ảnh phát cho các huyện thực hiện công tác tuyên truyền về dịch tả lợn châu Phi.