| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa phát huy tính dân chủ

Thứ Sáu 25/10/2013 , 10:02 (GMT+7)

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay Thanh Hóa đã có 5 xã đạt 19 tiêu chí, là một trong những địa phương có số xã đạt chuẩn NTM cao nhất cả nước.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và người dân, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay Thanh Hóa đã có 5 xã đạt 19 tiêu chí, là một trong những địa phương có số xã đạt chuẩn NTM cao nhất cả nước, được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao.

Trong lần kiểm tra tiến độ xây dựng NTM tại Thanh Hóa hồi đầu tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã đánh giá rất cao kết quả mà Thanh Hóa đạt được trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, An ninh quốc phòng; đặc biệt là Chương trình xây dựng NTM.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cũng cho rằng, những gì Thanh Hóa đạt được trong thời gian qua thể hiện tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh, bởi trong công cuộc xây dựng NTM, nguồn lực từ Trung ương chỉ đóng vai trò hỗ trợ, kích cầu, còn trực tiếp thực hiện phải là chính quyền cơ sở và người dân.


Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tham quan mô hình đúc trống đồng tại Thiệu Trung (Thiệu Hóa)

Thanh Hóa đã vận dụng linh hoạt nguồn lực từ Trung ương, sáng tạo trong việc kêu gọi tài trợ, huy động đối ứng từ nhân dân để xây dựng điện đường, trường, trạm, làm đường giao thông, phát triển sản xuất, chăn nuôi... góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, mục tiêu cuối cùng mà Chương trình NTM hướng đến.

Tính đến cuối tháng 9/2013, Thanh Hóa đã có 5 xã đạt chuẩn NTM gồm: Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa); Minh Dân (huyện Triệu Sơn); Quý Lộc, Định Tân (huyện Yên Định) và Hoằng Đồng (huyện Hoằng Hóa). Bình quân toàn tỉnh đạt 8,56 tiêu chí/xã (tăng 1,12 tiêu chí so với đầu năm 2013 và tăng 3,82 tiêu chí so với thời gian bắt đầu triển khai).

Có 8 xã đạt 17- 18 tiêu chí; 6 xã đạt 16 tiêu chí; 202 xã đạt từ 10-15 tiêu chí (chiếm 35,25%); 283 xã đạt 5-9 tiêu chí và 69 xã dưới 5 tiêu chí. Đối với 117 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015, đạt bình quân 12,45 tiêu chí/xã, tăng 1,59 tiêu chí so với đầu năm.

Về phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, đến nay toàn tỉnh triển khai được 213 mô hình với 10.739 hộ dân tham gia, tổng kinh phí hơn 73 tỷ đồng. Trong đó, nguồn Trung ương hỗ trợ gần 20 tỷ; lồng ghép các chương trình hơn 9,7 tỷ đồng và nhân dân tham gia gần 46 tỷ.

Một số mô hình về cây, con mới được đầu tư phát triển mạnh như trồng bí xanh, măng tây, ớt tươi xuất khẩu..., tập trung ở các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định; chăn nuôi thỏ, chim trĩ, bồ câu, gà thả vườn, dê ở Thạch Thành, Bá Thước, Như Thanh, Cẩm Thủy; cơ giới hóa đồng bộ ở Nga Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định.

Đặc biệt, năm 2013 Thanh Hóa cũng đã trích ngân sách hơn 19 tỷ đồng hỗ trợ 80 xã (bình quân mỗi xã 242 triệu đồng) mua gần 10 nghìn tấn xi măng xây dựng 37 công trình; lồng ghép nguồn vốn các dự án xây mới, nâng cấp, cải tạo 821 km đường GTNT; 335 km kênh mương nội đồng; 28 trạm y tế xã; 168 nhà văn hóa thôn; chỉnh trang, xây mới 7.368 nhà ở dân cư...

Miền xuôi làm được NTM đã là một thành công, nhưng ở Thanh Hóa có đến 11 huyện miền núi vùng sâu, vùng xa, điều kiện vật chất, hạ tầng, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, huyện, sự hỗ trợ đắc lực từ thành viên BCĐ Chương trình xây dựng NTM tỉnh, trực tiếp cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào nên hình hài NTM cũng từng ngày hiển diện nơi miền Tây xứ Thanh.

Điển hình phải kể đến bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước. Theo chủ trương đề ra, bản Tôm được lựa chọn chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình thôn, bản kiểu mẫu để từ đó rút kinh nghiệp nhân rộng trên địa bàn các huyện miền núi toàn tỉnh.

Sau một thời gian bám sát địa bàn, tuyên truyền để đồng bào thấm nhuần hiệu quả Chương trình NTM, đến nay bản Tôm đã có những khởi sắc rõ nét. Đường GTNT được mở rộng; không còn nhà tranh tre dột nát; nông dân đã biết thâm canh lúa như miền xuôi; đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng phát triển.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ Chương trình xây dựng NTM Thanh Hóa, nhấn mạnh: “Bài học chúng tôi rút ra được trong quá trình thực hiện là phát huy tính dân chủ, để dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ. Bên cạnh đó, việc chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác dồn điền đổi thửa; sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm cũng tạo điều kiện thuận lợi để các xã hoàn thành các tiêu chí NTM”.

Để hoàn thành mục tiêu phấn đấu năm 2013 có 10 xã đạt chuẩn NTM; các xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí vào năm 2015 mỗi xã tăng bình quân 3 tiêu chí trở lên; các xã còn lại tăng ít nhất 2 tiêu chí/xã, thời gian tới Thanh Hóa sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các địa phương thực hiện chương trình. Ông Nguyễn Đức Quyền cho biết.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm