| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Trên 1,3 nghìn con trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục

Thứ Hai 29/03/2021 , 20:23 (GMT+7)

Sau một thời gian tạm lắng xuống, đến ngày 28/3, bệnh viêm da nổi cục trâu bò đã lây lan ra 11 huyện của tỉnh Thanh Hóa.

Báo cáo mới nhất của Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh Thanh Hóa, chỉ trong ngày 28/3, trên địa bàn tỉnh có thêm 336 con trâu, bò tại 233 hộ, 40 thôn, 29 xã của 7 huyện mắc bệnh viêm da nổi cục.

Thanh Hóa thành lập nhiều tổ kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ trâu bò ở vùng dịch; phun tiêu độc khử trùng phương tiện giao thông ra vào vùng dịch. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa thành lập nhiều tổ kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ trâu bò ở vùng dịch; phun tiêu độc khử trùng phương tiện giao thông ra vào vùng dịch. Ảnh: Võ Dũng.

Như vậy, kể từ ngày 3/2 - 28/3/2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 976 hộ chăn nuôi tại 181 thôn, 54 xã của 11 huyện gồm Yên Định, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nông Cống, Như Thanh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Như Xuân, Triệu Sơn và thị xã Nghi Sơn với 1.337 con trâu, bò mắc bệnh. Cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy 21 con trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục.

Bài liên quan

Hiện nay, tại các địa phương có bệnh viêm da nổi cục trâu bò, các tổ công tác được thành lập để triển khai công tác phòng chống dịch.

Sau khi có vắc xin Thanh Hóa đã tổ chức tiêm phòng bao vây tại các vùng đệm, vùng bị dịch uy hiếp và vùng bị dịch.

Ngoài việc nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm trâu, bò trên địa bàn xã, phường trong thời gian có dịch, Thanh Hóa đã lập nhiều chốt kiểm soát ngăn chặn không đưa trâu bò, sản phẩm trâu bò ra ngoài vùng dịch; ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã, phường có dịch.

Các thôn có dịch phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả 2 ngày 1 lần; các thôn chưa có dịch tiêu độc 3 ngày 1 lần bằng các loại hóa chất sát trùng liên tục trong vòng 3 tuần.

Đến nay, Thanh Hóa đã huy động 21.000 lít  hóa chất tiêu độc, khử trùng; 3 tấn vôi bột; trên 2,2 nghìn lít thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng … để phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Điện Biên kiểm soát dịch hại trên cây mắc ca

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên đôn đốc các địa phương việc chăm sóc, theo dõi dịch hại trên cây ăn quả và cây mắc ca.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất