| Hotline: 0983.970.780

Thành lập Hội đồng phát triển ngành lương thực, thực phẩm

Thứ Sáu 17/09/2021 , 19:24 (GMT+7)

TP.HCM Hội đồng phát triển ngành chế biến lương thực, thực phẩm có nhiệm vụ tham mưu UBND TP.HCM tất cả các phương án, giải pháp, định hướng, hỗ trợ phát triển ngành.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM. Ảnh: T.N.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM. Ảnh: T.N.

Tại cuộc họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 17/9, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, trong 9 tháng đầu năm, ngành lương thực, thực phẩm Thành phố gặp rất nhiều khó khăn do các dịch Covid-19. Tốc độ phát triển giảm 7,5% (so với cùng kỳ giảm 2,2%).

"Tốc độ chung giảm, nhưng nhóm chính liên quan đến việc cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho người dân như tinh bột vẫn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, nhóm rượu bia, thực phẩm chế biến thức ăn nhanh giảm. Tuy nhiên nhóm này chiếm tỷ trọng khá cao trong nhóm ngành lương thực thực phẩm, dẫn đến tác động chung đối với ngành", ông Phương nhận định.

Cũng theo ông Phương, về giải pháp hỗ trợ cho nhóm ngành lương thực thực phẩm, trước mắt, Sở Công thương TP.HCM đã tham mưu cho UBND TP.HCM những kiến nghị của Hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM các giải pháp. Trong đó, có việc kết nối với các địa phương, đơn vị cung ứng nhằm hỗ trợ tìm kiếm, bổ sung nguồn cung nguyên vật liệu cho lĩnh vực này.

"Theo đề xuất của Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM trong các khó khăn chung, Sở đã cố gắng phối hợp với Sở Y tế, Sở GT-VT hỗ trợ tiêm vacxin, cấp giấy đi đường cho các đơn vị lĩnh vực này", ông Phương cho hay.

Về giải pháp lâu dài, Sở Công thương TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM hình thành Hội đồng phát triển ngành lương thực, thực phẩm. Nhiệm vụ của Hội đồng này là tham mưu UBND TP.HCM tất cả các phương án, giải pháp, định hướng hỗ trợ phát triển ngành, trong đó liên quan đến khâu đầu tư, sản xuất, cho đến khó khăn trong tiếp cận vốn, lao động...

Thông tin tại buổi họp báo, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết, sau khi có thông tin TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội sau ngày 15/9 thì nhu cầu đăng ký "đi chợ hộ" đã quay đầu giảm mạnh (giảm 4.053 hộ) do người dân đã có nhiều lựa chọn mua hàng thực phẩm thiết yếu ngoài phương thức “đi chợ hộ”.

Đặc biệt, các huyện Cần Giờ và Củ Chi giảm mạnh do bắt đầu triển khai chủ trương cho phép người dân đi chợ trực tiếp 1 tuần/1 lần/1 hộ.

Với chủ trương mở cửa theo lộ trình, an toàn đến đâu mở đến đó, đảm bảo an toàn phòng chống dịch, TP.HCM bổ sung thêm các kênh phân phối hàng hóa thiết yếu khác trong thời gian tới để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu của người dân Thành phố như nới khung giờ hoạt động của hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm. 

Đồng thời, mở các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại các chợ đầu mối. Đặc biệt là cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi…

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất