| Hotline: 0983.970.780

Thanh trà trúng mùa, được giá

Thứ Hai 10/02/2020 , 14:30 (GMT+7)

Từ hơn nửa thế kỷ nay, xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long với đặc sản thanh trà.

16-16-00_3_thnh_tr_bn_doc_theo_hi_ben_duong
Thanh trà bán dọc theo hai bên đường về Trà Ôn.

Đó là một loại cây có trái màu vàng óng ả, căng tròn và mọng nước, mùi vị đặc trưng, vừa chua vừa ngọt khiến du khách đi ngang qua những quầy hàng chưng bán, ai cũng muốn dừng chân lại khám phá loại trái có màu sắc tươi đẹp và quyến rũ này.

Ông Bùi Văn Khải cho biết thanh trà Đông Hưng trước đây có cây trái ngọt, có cây chua hoặc vừa ngọt vừa chua, thường giá dao động từ 40.000đ – 70.000đ/kg (tùy theo thời điểm). Sau đó bà con đã tuyển chọn những cây trái ngọt để nhân giống bằng cách chiết cành, chỉ sau hai năm là ra trái, thay vì trồng hột phải mất 10 năm.

Tại ấp Đông Hưng I, 2 và 3, bình quân mỗi hộ trồng từ 2 – 5 công thanh trà, người ít nhất cũng năm mười cây, mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến 200 triệu đồng. Ba năm rồi do thời tiết bất thường nên năng suất không cao, mỗi cây chừng vài ba mươi ký, bán không đủ tiền phân thuốc và chăm sóc.

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên cây cho trái nhiều, năng suất cao lại được giá. Loại thanh trà vừa chua vừa ngọt có giá dao động từ 70 – 100.000đ/kg. Loại ngọt có giá 140.000đ/kg nhưng rất ít vì năm nay thanh trà ngọt thất mùa nên giá tăng cao. Một cây thanh trà trưởng thành, mỗi năm cho vài trăm ký, bình quân mỗi hộ thu nhập từ vài chục triệu đến 200 triệu đồng/năm.

Bà Nguyễn Thị Thúy ở ấp Đông Hưng III cho biết cây thanh trà có mặt ở nhiều nơi khác như Thừa Thiên, Hà Tiên nhưng bà quả quyết thanh trà ở Bình Minh là ngon nhứt.

Ông Nguyễn Văn Bình, một nhà vườn trồng thanh trà lâu năm ở ấp Đông Hưng 2 cho biết: Mấy năm rồi thanh trà thất mùa liên tiếp nên có một số người hoang mang “bỏ thì thương,vương thì tội”.

Do đó, có không ít người tuyển chọn, bứng những cây kém hiệu quả bán cho người chơi kiểng với giá từ 3 – 5 triệu đồng/ gốc. Nhưng cũng có người tiếp tục duy trì, đặt hết hy vọng vào những mùa sau.

Riêng vườn nhà ông hiện có trên 30 cây thanh trà đang cho trái, năm rồi thất thu, năm nay được mùa, ước chừng 2 tấn trái, trừ hết các chi phí còn lời khoảng 100 triệu đồng.

16-16-00_2_nh_nguyen_vn_binh_o_p_dong_hung_2_hi_thnh_tr
Ông Nguyễn Văn Bình ở ấp Đông Hưng 2 hái thanh trà.
Nơi tiêu thụ thanh trà mạnh nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, các chợ miền Tây, đặc biệt dọc theo đoạn đường cầu dẫn Cần Thơ phía Bình Minh và đường về Trà Ôn, nơi nào cũng có những căn chòi nhỏ bày bán thanh trà trông thật đẹp mắt. Ngoài bán trái tươi nhiều người còn bán mứt thanh trà và thanh trà muối để tăng thêm thu nhập.

Năm rồi, ông Nguyễn Hoàng Chương, chủ tịch UBND xã Đông Thành, thị xã Bình Minh cho biết: “Xã Đông Thành hiện có trên 30 ha diện tích trồng thanh trà. Nhưng gần đây do tình hình biến đổi khí hậu nên có năm trúng có năm thất mùa khiến người trồng không an tâm.

Trước đây do nhu cầu tiêu thụ mạnh lại được giá nên bà con nmạnh dạn đầu tư cho cây thanh trà và mở rộng thêm diện tích trồng ở một số xã ấp thuộc huyện Bính Minh. Số người bán cây giống cũng thu về lợi nhuận đáng kể”.

Bình thường cây thanh trà Đông Hưng, người trồng thu hoạch làm ba đợt, đợt đầu vào rằm tháng Giêng, đợt hai và đợt ba cách nhau 20 ngày.

Đặc biệt năm Canh Tý này thanh trà được mùa lại chín sớm nên có giá. Kể từ trước Tết Nguyên đán đến nay, bà con ở các ấp Đông Hưng I, Đông Hưng II và Đông Hưng III ngày nào cũng rộn ràng tất bật, người mua kẻ bán, thương lái nhộn nhịp.

Tại vườn, người leo trèo hái trái, người thu gom và phân loại, vô thùng và vận chuyển, tạo cơ hội cho hàng trăm lao động có công ăn việc làm ổn định.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm