| Hotline: 0983.970.780

Tháo gỡ khó khăn trong nuôi tôm nước lợ

Thứ Năm 09/04/2020 , 09:32 (GMT+7)

Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong nuôi tôm nước lợ đang được Bộ NN-PTNT triển khai nhằm hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn.

Cần chuẩn bị tốt nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong quý II/2020.

Cần chuẩn bị tốt nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong quý II/2020.

Theo số liệu thống kê của các tỉnh ĐBSCL, ước trong quý I diện tích thả nuôi mới chỉ đạt 425.215 ha (bằng 85% so với cùng kỳ), chủ yếu là diện tích nuôi tôm quảng canh. Kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ 2 tháng đầu năm đạt 383,391 triệu USD (tăng 2,6% so với cùng kỳ 2019).

Mặc dù, tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc đã có kết quả tích cực, các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là tôm theo dự báo của VASEP sẽ tăng mạnh sau khi các nước khôi phục các hoạt động sản xuất như trước khi có dịch.

Tuy nhiên, dịch bệnh đang lan rộng gây hậu quả nghêm trọng tại Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc,… đã ảnh hưởng rất lớn và làm gia tăng khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhất là các sản phẩm thủy sản tươi sống.

Bên cạnh đó, tình hình hạn hán xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL vẫn còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực nuôi tôm nước lợ của nước ta.

Trước những diễn biến trên, nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin bất lợi, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ năm 2020, Tổng cục Thuỷ sản đã có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố trung ương ven biển, các Hội, Hiệp hội liên quan đến sản xuất tôm nước lợ và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau:

Trước mắt cần thông tin kịp thời và chỉ đạo sản xuất thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn và dịch Covid-19 để hoàn thành kế hoạch sản xuất tôm nước lợ các tháng đầu năm và cả năm 2020, trong đó lưu ý:

Các cơ quan chức năng cần làm việc với các doanh nghiệp chế biến, Hội/Hiệp hội, HTX/THT, người nuôi và chính quyền địa phương trên địa bàn nhằm nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin; tổ chức sản xuất, chế biến và hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp với diễn biến thực tế trong và sau khi dịch bệnh kết thúc.

Áp dụng quy trình công nghệ nuôi tôm an toàn để có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc phục vụ cho chế biến.

Đối với tôm nuôi đến kỳ thu hoạch cần hỗ trợ người dân kết nối với doanh nghiệp chế biến để tiêu thụ sản phẩm.

Đối với các cơ sở đang nuôi với mật độ dầy, tôm kích thước nhỏ cần san thưa để chăm sóc tốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất.

Đối với diện tích chuẩn bị thả giống cần khuyến cáo người nuôi tiếp tục rải vụ, thả giống với mật độ thưa, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến để hạn chế rủi ro, hạ giá thành nhằm chuẩn bị tốt nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong quý II/2020 và các tháng tiếp theo.

Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi tôm nước lợ tập trung để kịp thời khuyến cáo và cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi.

Kiểm soát tốt chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở sản xuất giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (bao gồm kiểm soát việc sử dụng ethoxyquin theo quy định của EU).

Triển khai nghiêm việc đăng ký cấp mã số cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy định của Luật Thủy sản 2017.

Thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở địa phương, kịp thời thông tin tới doanh nghiệp và người nuôi tôm biết diễn biến nhu cầu của thị trường tiêu thụ để chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất thích ứng trước các biến động mới.

Phối hợp với các đơn vị chức năng như quản lý thị trường, công an,… để quản lý chặt các khâu trong chuỗi sản xuất tôm. Kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, thông tin sai sự thật gây tâm lý hoang mang, thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các Hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp thời đến các cơ quan liên quan để doanh nghiệp và người dân yên tâm sản xuất, tăng sản lượng thu mua, chế biến và tạm trữ tôm khi gặp những khó khăn trong xuất khẩu. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong nước để thúc đẩy tiêu thụ nội địa.

Các Hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tôm giống và thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần có giải pháp hỗ trợ cụ thể chia sẻ khó khăn cùng người nuôi nhằm ổn định sản xuất.

 

Xem thêm
Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.