| Hotline: 0983.970.780

Tháp Mười phấn đấu trở thành huyện NTM năm 2020

Thứ Sáu 21/12/2018 , 09:55 (GMT+7)

Tháp Mười là một trong những huyện thuần nông quanh năm SX nông nghiệp, được UBND tỉnh Đồng Tháp chọn là huyện điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) đầu tiên. Theo lộ trình đến năm 2020, Tháp Mười sẽ về đích, trở thành huyện NTM sớm nhất của tỉnh.

15-55-26_nh_1_thp_muoi_phn_du_den_nm_2020_ve_dich_huyen_ntm_du_tien_cu_dong_thp_
Tháp Mười phấn đấu đến năm 2020 về đích huyện NTM

Ông Lê Văn Ngọt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, giai đoạn từ 2011 - 2016, huyện đã có 12 xã triển khai xây dựng NTM, đến nay đã có 9 xã đạt chuẩn. Thời gian qua, huyện Tháp Mười thực hiện đồng loạt Chương trình MTQG xây dựng NTM tại tất cả các xã, các xã chưa đạt chuẩn đều được tập trung đầu tư để về đích.

Việc triển khai xây dựng NTM góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Trước tiên là sự thay đổi về nhận thức, nếu như trước đây người dân thường trông chờ, ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước thì sau khi có cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng NTM, bà con đã nhận thức được vai trò của họ, có ý thức tham gia rất cao.

Triển khai chương trình NTM, các địa phương bắt tay vào xây dựng hạ tầng SX, hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, tiến hành quy hoạch, tổ chức lại SX. Vì vậy, đáp ứng được nhu cầu, tạo thuận lợi trong sinh hoạt, đời sống, SX của người dân. Thông qua đó, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thắp sáng đường quê.

Phát triển SX gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chú trọng nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhờ xây dựng NTM đã góp phần giảm nghèo ở nông thôn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập. Trước đây, có nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo trên 10%, thì tại các xã đạt chuẩn NTM tỷ lệ này còn dưới 3%, số hộ nghèo giảm dần từng năm.

15-55-26_nh_2_sn_xut_nong_nghiep_o_thp_muoi_gop_phn_xy_dung_ntm_
Sản xuất nông nghiệp ở Tháp Mười phát triển, góp phần xây dựng NTM

Điều kiện hạ tầng giao thông phát triển nên tỷ lệ bỏ học giảm. Trước đây, đường đất đi lại rất khó khăn, nhiều em ngại đến trường. Tiếp theo, vấn đề chăm sóc y tế cho người dân được chú ý, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần. Chất lượng đời sống văn hóa cũng nâng lên, đáp ứng được nhu cầu người dân. Môi trường thay đổi theo hướng tích cực.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười cho biết, huyện đang tích cực phát triển SX nông nghiệp để nâng cao thu nhập, coi đây là mấu chốt trong xây dựng NTM. Cụ thể, huyện tập trung vào việc tổ chức SX những ngành hàng nông nghiệp chủ lực như lúa gạo, trồng sen, nuôi vịt, ếch...

Đối với cây lúa, áp dụng cấy bằng máy mang lại lợi nhuận cao hơn SX thông thường, giảm giá thành SX. Ngoài ra, giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân hóa học và số lần phun thuốc BVTV. Diện tích sen được duy trì ổn định, với hơn 150ha. Sắp tới, huyện đưa ngành hàng sen vào chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm”, kêu gọi DN liên kết tiêu thụ sản phẩm sen.

Về chăn nuôi vịt, người dân đã chuyển dần từ nuôi vịt chạy đồng sang nuôi nhốt tại chỗ, an toàn sinh học, từ nuôi nhỏ lẻ sang nuôi qui mô lớn. Trên địa bàn huyện có 3 THT nuôi vịt an toàn sinh học tại các xã Mỹ Hòa, Mỹ An, Mỹ Quí và Mỹ Đông, với đàn vịt nuôi nhốt là 43.200 con. Sản phẩm trứng vịt của THT Mỹ Hoà được truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ ở thị trường TP.HCM.

15-55-26_nh_3_-_nuoi_vit_de_n_ton_sinh_hoc
Nuôi vịt đẻ an toàn sinh học ở huyện Tháp Mười

Ngành hàng ếch duy trì được số lượng nuôi lớn, với khoảng 5 triệu con, sản lượng đã thu hoạch gần 1.000 tấn. THT nuôi ếch xã Đốc Binh Kiều được Quacert cấp chứng nhận VietGAP, THT tiếp tục liên kết với DN để ổn định đầu ra. Ngoài ra, người dân Tháp Mười đang nuôi 124ha cá sặc rằn. THT nuôi cá sặc rằn xã Láng Biển đã đăng ký thực hành nuôi tốt VietGap, có 15 hộ tham gia với gần 30ha được cấp chứng nhận.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm