| Hotline: 0983.970.780

Thấp thỏm canh rừng U Minh Hạ

Thứ Hai 07/03/2016 , 13:15 (GMT+7)

Thời tiết nắng nóng những ngày đầu tháng 3 đang rất khốc liệt, hàng ngàn ha rừng tràm đã ở dự báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V).

Những cán bộ giữ rừng đang ngày đêm ăn ngủ với rừng, không dám lơ là phút giây nào.

Dự báo cháy tăng từng ngày 

Mới cách đây khoảng nửa tháng chúng tôi liên hệ Chi cục Kiểm lâm Cà Mau để nắm thông tin tình hình PCCCR của tỉnh.

Ông Đỗ Văn Đồng, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Cà Mau cho biết: Đã có hơn 20.300ha được dự báo cháy cấp 3, gần 23.000ha dự báo cháy cấp 2 (tập trung trên lâm phần trực thuộc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ), có 163ha rừng chuyển từ báo cháy cấp 3 lên cấp 4 (cấp nguy hiểm, thuộc Trung tâm Thực nghiệm LN Tây Nam Bộ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Nhưng trong chuyến công tác tại Lâm phần rừng tràm U Minh Hạ mấy ngày qua, Chi chục Kiểm lâm Cà Mau, cho chúng tôi biết: Toàn bộ diện tích lâm phần rừng tràm hơn 43.000ha đang đặt trong tình trạng cảnh báo cháy rất cao vì nắng nóng khốc liệt. Có hơn 2.700ha dự báo cháy cấp 5, gần 23.700ha dự báo cháy cấp 4, diện tích còn lại đang dự báo cháy cấp 3.

Tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, diện tích đất có rừng tại vườn hơn 8.500ha. Ghi nhận nhanh, chúng tôi thấy mức nước ở khu vực cấm nghiêm ngặt rất thấp, thấp so cùng kỳ năm trước nhiều.

Ông Đồng thở dài: Tình hình khô hạn rất gay ngắt, dự báo cháy tăng từng ngày. Đặc biệt, có thể mùa khô kéo dài hơn thường niên khoảng một tháng.

Để giữ rừng và đối phó với mùa khô khốc liệt, chúng tôi đã chủ động xây dựng cống, đắp đập giữ nước 96 hồ lớn nhỏ; dọn và ban gạt đường lưu thông được 791km; dọn kênh lưu thông 203km đảm bảo cho việc đi tuần tra, kiểm tra tình hình rừng; trang bị 77 vỏ lãi, 85 máy và 106 máy Icom liên lạc; xây dựng 127 chòi canh lửa, mở nhiều cuộc họp dân tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng… Anh em luôn trong tư thế sẵn sàng, không dám lơ là dây phút nào.

Ăn ngủ với rừng

Có mặt tại trạm Kinh Đứng trong lâm phần Vườn quốc gia U Minh Hạ vào những ngày này mới thấy hết sự khổ cực và tinh thần giữ rừng của anh em làm nhiệm vụ tại đây.

08-54-39_2-ti-rung-quoc-gi-u-minh-h-luon-co-nguoi-tuc-truc-tren-vong-gc-co-hng-chuc-m-de-lm-tinh-hinh
Túc trực trên vọng gác để nắm tình hình

Trên đường dẫn chúng tôi vào trạm Kinh Đứng, anh Quách Văn Tường, một nhân viên trẻ mới về công tác gần 2 năm chia sẻ: Chỉ những con người thật sự yêu rừng mới có thể giữ được rừng.

Đến trạm Kinh Đứng, chúng tôi chứng kiến cảnh đoàn tụ hiếm hoi của gia đình trạm trưởng, anh Nguyễn Đình Dũng (41 tuổi, ngụ huyện Thới Bình).

Anh Dũng quê ở Hà Tĩnh, sau ngày ra trường anh vào Nam, rồi xin vào công tác tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, tính đến nay được 16 năm. “Mùa khô năm nay ác liệt quá, nên từ hôm Tết đến nay tôi không có thời gian về thăm vợ con. Hôm nay bà ấy chở theo thằng con trai 3 tuổi vào rừng thăm tôi, và đây là những lần đoàn tụ, hạnh phúc, có thể nói hiếm hoi của gia đình tôi”.

Ông Lê Thanh Dũng, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ cho biết, để kịp thời giữ rừng, đôi khi bữa cơm của anh em canh rừng được nấu vội ba phần sống, bảy phần chín, nhưng ai cũng nêu cao tinh thần và hăng say làm việc.

“Vườn đã triển khai 5 tổ máy bơm cùng lực lượng xuống ứng trực tại những khu vực có nguy cơ cháy cao, bố trí lực lượng túc trực 24/24h ở các chòi canh lửa, mỗi chòi canh từ 4 đến 5 người”, ông Dũng nói.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.