| Hotline: 0983.970.780

Hình mẫu liên kết chế biến nông sản

Thay đổi trên từng vựa trái

Thứ Sáu 21/02/2020 , 13:18 (GMT+7)

ĐBSCL, vùng có nhiều trái cây ngon nức tiếng, nhà nông ngày một sản xuất sạch hơn, sản phẩm đáp ứng mọi thị trường.

Ông Trương Ngọc Trọng, Giám đốc HTX sản xuất và thu mua bưởi Nam Roi Mỹ Hòa, Bình Minh – Vĩnh Long. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Trương Ngọc Trọng, Giám đốc HTX sản xuất và thu mua bưởi Nam Roi Mỹ Hòa, Bình Minh – Vĩnh Long. Ảnh: Minh Đảm.

Phong phú trái cây ngon

Chủng loại cây ăn trái vùng ĐBSCL khá phong phú, nhiều loại cây được tuyển chọn và nhập nội như: Xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, xoài Thái Lan, xoài Đài Loan; sầu riêng Ri 6, sầu riêng sữa hột lép Cái Mơn, sầu riêng MonThong; chôm chôm Rong riêng, chôm chôm nhãn, chôm chôm Java; bưởi da xanh, bưởi Năm Roi; vú sữa Lò Rèn, mít nghệ, mít Thái… đã được thị trường chấp nhận và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết: ĐBSCL hiện có khoảng 600.000ha trồng cây ăn trái, với sản lượng trên 6,6 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 60% diện tích cây ăn trái cả nước.

Các tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn trong khu vực là Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp… Các loại cây ăn trái có diện tích lớn bao gồm chuối, xoài, cam, nhãn, khóm, bưởi, sầu riêng, thanh long, chôm chôm, quýt…

Các năm vừa qua, thị trường rau quả của Việt Nam tăng trưởng tốt, riêng năm 2019 đã xuất đi hơn 60 quốc gia đạt kim ngạch khoảng 3,8 tỷ USD. Cả nước có gần 86.000 ha cây ăn trái được công nhận SX đạt tiêu chuẩn XK; riêng Viện Cây ăn quả miền Nam đã tư vấn hơn 1.000ha cây ăn trái đạt chứng nhận VietGAP. 

"Hãy làm tốt sản phẩm"

Từ ngay sau Tết Nguyên đán, trong khi thị trường Trung Quốc tạm thời không thể tiếp nhận trái cây Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì công ty Vina T&T vẫn thu mua thanh long cho bà con theo cam kết đã ký. Mỗi tuần, Vina T&T thu mua khoảng trên dưới 100 tấn thanh long.

Trồng thanh long ở Long An. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trồng thanh long ở Long An. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT - TGĐ Tập đoàn Vina T&T cho biết: Kể cả lúc thị trường khó khăn như vừa qua Vina T&T vẫn duy trì thu mua với giá ổn định như đã ký hợp đồng với bà con. Ngoài ra, nếu bà con không có ký hợp đồng với công ty nhưng vẫn đảm bảo SX theo tiêu chuẩn GAP thì Vina T&T vẫn thu mua giá cao hơn bên ngoài từ 5.000 - 6.000 đồng/kg. 

Chủ tịch Vina T&T khuyến cáo: "Bà con hãy làm tốt sản phẩm của mình. Đối với trái cây, đây là sản phẩm để bảo vệ sức khỏe cho nên an toàn là điều ưu tiên trước hết. Sau đó hãy tính đến chuyện mẫu mã. Nếu được hai yếu tố đó, Vina T&T sẽ cam kết thu mua giá cao". 

Theo ông Tùng, làm gì cũng phải có cộng đồng, mình giúp bà con vượt qua thời điểm khó khăn thì bà con cũng sẽ giúp mình có được vùng nguyên liệu ổn định. Tuy nhiên cách làm của bà con nông dân hiện nay còn chạy theo thị trường tự do, chưa bền vững. Đặc biệt khi quá lệ thuộc một thị trường thì rủi ro rất cao. 

Thanh long được lựa chọn để XK. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thanh long được lựa chọn để XK. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn tại Đồng Tháp, nhiều DN XK xoài tiến hành xây dựng mã số vùng trồng để thuận lợi cho việc xuất khẩu.

Bà Đinh Kim Nhung, GĐ Cty TNHH Kim Nhung, cho biết: Trước đây, Cty chỉ là cơ sở nhỏ chuyên thu mua xoài nguyên liệu từ 15 - 20 tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình xuất bán, đơn vị đã từng có những lô xoài khi được giao đến khách hàng chỉ 3, 4 ngày sau đã bị hư hỏng.

Ý thức được tầm quan trọng của quy trình xử lý sau thu hoạch, Cty đã chế tác lại hệ thống rửa quả thanh long để xử lý xoài trước khi đóng thùng. Cty đã đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng cho trang thiết bị (hệ thống điện mặt trời, máy rửa xoài, thổi kho, hệ thống băng chuyền, kho lạnh...) dưới sự hỗ trợ từ UNIDO. Đồng thời thành lập Trung tâm tiên tiến về thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển xoài đầu tiên ở khu vực ĐBSCL chính thức đi vào hoạt động.

Bà Nhung nói, theo quy trình mới, xoài phải có mã vùng trồng, thu hoạch từ vườn về nhà máy sẽ được phân loại, rửa trong bồn xử lý mủ. Sau đó cho vào dây chuyền hiện đại bao gồm các khâu rửa xoài bằng nước nóng, xử lý hóa lý, tiếp theo là sấy khô và cuối cùng là dán nhãn, đóng gói. Do đó, xoài có thể bảo quản được trong 25 - 30 ngày đến người tiêu dùng vẫn đảm bảo chất lượng.

Ông Nguyễn Phước Thiện – Phó GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp, cho biết: Việc cấp mã số vùng trồng là giai đoạn rất quan trọng để có thể tiến đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, gắn chặt với quy trình SX đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nông sản.

Hiện nay, hầu hết thị trường nhập khẩu yêu cầu nông sản phải được truy xuất nguồn gốc, mà để truy xuất được nguồn gốc thì phải được cấp mã số vùng trồng. Thị trường Trung Quốc lâu nay được cho là dễ tính nhưng nay cũng đã có nhiều yêu cầu kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu từ nước ta.

Vì vậy, muốn tăng XK nông sản thì quá trình SX cần phải thay đổi để đạt yêu cầu đối tác. Đồng Tháp có hơn 11.000ha xoài, đến nay đã có hơn 100ha được cấp mã số vùng trồng, đa phần những vùng này phục vụ cho xuất khẩu.

Kiên trì sản xuất trái cây theo GlobalGAP

Ông Phan Kim Truyết, ở ấp Song Tân, xã An Lục Long, SX thanh long theo hướng GlobalGAP được 7 năm. Hiện nay, thanh long của ông được Cty Rau quả Cần Thơ bao tiêu sản phẩm. Với mức giá cố định khoảng 30.000 đồng/kg, ông Truyết có thể an tâm về đầu ra cho cây thanh long.

Việc liên kết trong SX cây ăn trái rất quan trọng trong xây dựng tính ổn định, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc liên kết trong SX cây ăn trái rất quan trọng trong xây dựng tính ổn định, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Truyết cho biết: Gia đình bắt đầu SX thanh long theo hướng GlobalGAP từ năm 2010, lúc đó có gần 20 hộ cũng làm như tôi. Nhưng rồi, mọi người dần bỏ cuộc vì quy trình nghiêm ngặt mà đầu ra không khác gì những hộ khác. Giờ chỉ còn tôi và 2 hộ theo đuổi.

Chúng tôi được bao tiêu sản phẩm chừng 2 năm nay. Khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ ông Truyết có ý định từ bỏ hành trình SX thanh long đạt chuẩn. Bởi, ông xác định, đó là hướng đi vững bền. Hiện, gia đình ông có 1.600 trụ thanh long SX theo GlobalGAP và 1.200 trụ khác SX theo VietGAP.

Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long là địa phương nổi tiếng với đặc sản bưởi Năm Roi. Theo ông Nguyễn Vương Khanh, Trưởng phòng Kinh tế TX Bình Minh: Hiện nay, toàn thị xã có trên 2.365ha bưởi Năm Roi. Diện tích được chứng nhận GlobalGAP trên 90ha. Viện Cây ăn quả Miền Nam đang hỗ trợ chứng nhận thêm 50ha theo tiêu chuẩn này cho HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa.

Tại địa phương có khoảng 10 DN thu mua bưởi Năm Roi. Trong đó, có một số doanh nghiệp đã bước đầu hình thành vùng nguyên liệu liên kết thu mua bưởi, hướng dẫn bà con SX theo chuẩn sạch, an toàn theo quy trình GlobalGAP.

“Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại trong liên kết SX, hình thành vùng nguyên liệu thu mua của các đơn vị còn gặp khó là nhiều nông dân còn thích làm theo kinh nghiệm”. Đây là chia sẻ thẳng thắn của anh Đặng Phi Hùng, Phó GĐ Cty Rau quả Bình Minh trong canh tác bưởi Năm Roi của nông dân tại TX Bình Minh.

Việc cấp mã số vùng trồng là giai đoạn rất quan trọng để có thể tiến đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc cấp mã số vùng trồng là giai đoạn rất quan trọng để có thể tiến đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Đặng Phi Hùng, Phó GĐ Cty Rau quả Bình Minh cho biết: Bình quân 1 năm Cty thu mua với sản lượng từ 1.500 - 2.000 tấn, riêng những tháng cao điểm có thể mua bưởi lên đến 200 tấn. Bưởi Năm Roi đạt tiêu chuẩn chất lượng GlobalGAP được XK đi thị trường Trung Đông, Châu Âu... Riêng thị trường Châu Âu đòi hỏi chất lượng rất cao nhưng ổn định.

Cty có nhiều phương thức thu mua bưởi Năm Roi tại địa phương như: Mua trực tiếp, ký kết hợp đồng bao tiêu SX theo tiêu GlobalGAP. Khi nông dân ký kết hợp đồng bao tiêu với Cty thì sẽ được hỗ trợ thuốc BVTV, phân bón, kỹ thuật canh tác theo quy trình GlobalGAP từ kỹ sư của Cty. Về giá cả chúng tôi đưa ra nhiều sự lựa chọn để thương lượng với người dân. Có thể cố định một năm hoặc theo mùa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm