| Hotline: 0983.970.780

Thế giới sẽ ra sao nếu Trung Quốc trở thành siêu cường?

Thứ Hai 09/07/2018 , 15:06 (GMT+7)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không úp mở tuyên bố, Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới vào năm 2050. Nếu Trung Quốc trở thành siêu cường thế giới sẽ ra sao?

Câu hỏi này vừa được trang tin Listverse.com của Anh giải mã qua 9 điềm báo dưới đây.
 

1. Chiến tranh Trung-Mỹ có thể xảy ra

Trung Quốc thường tự hào, ví sự phát triển của họ là "gia tăng hòa bình", nhưng thực tế không phải vậy. Lịch sử cho thấy, rất ít trường hợp có được quyền lực toàn cầu mà không có bạo lực, và chính Mỹ lẫn Trung Quốc đang là những nước sẽ tiên phong phá vỡ khuôn mẫu này. Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống nói trên. Một trong những mục tiêu đến giữa thế kỷ 21 của Trung Quốc là xây dựng một quân đội tầm cỡ thế giới, “có thể chiến đấu và giành mọi chiến thắng”, kể cả chiến tranh với Mỹ.

11-56-59_1
Chiến tranh Trung-Mỹ có thể xảy ra nếu TQ trở thành siêu cường (Nguồn: Countercurrents.org)

Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ vẫn không tin vào sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cả hai đã chạm trán với nhau về nhiều vấn đề như chính trị, thuế quan, và quyết tâm kiểm soát lẫn nhau, xây dựng một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, hoặc, tồi tệ hơn, chiến tranh là điều khó tránh.


2. Đài Loan sẽ bị xâm chiếm

Không có khả năng nào cho thấy khi Trung Quốc trở thành siêu cường Đài Loan lại có thể bình yên. Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra yêu sách thu hồi Đài Loan, điều này đã được ông Tập khẳng định, không bao giờ cho phép "bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, hay bất kỳ đảng phái chính trị nào, mọi lúc hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào chia cắt lãnh thổ của Trung Quốc”. Nếu Đài Loan không sẵn sàng, Trung Quốc sẽ sẵn sàng dùng vũ lực để thu hồi vùng đất này.

11-56-59_2
Độc lập của Đài Loan sẽ bất ổn nếu TQ trở thành siêu cường (Nguồn: Listverse.com)

Để khẳng định thêm, đại sứ Trung Quốc tại Washington nói “Ngày mà tàu Hải quân Mỹ đến Cao Hùng sẽ là ngày Quân đội Giải phóng Nhân dân của chúng tôi sẽ tiến hành thống nhất Đài Loan”. Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để thống nhất nếu Đài Loan cứ cố tình tuyên bố độc lập bất kể có hay không có ngoại bang...


3. Nhật Bản sẽ bị trả thù

Sheila A. Smith ở Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ (CFR) cho biết, không một quốc gia nào lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng Nhật Bản. Khi Trung Quốc trỗi dậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Nhật Bản, hoặc Nhật Bản sẽ phải quy phục hoặc bị cắt bỏ. Trung Quốc vẫn chưa tha thứ cho Nhật Bản vì tội ác mà Nhật đã gây ra cho Trung Quốc trong Thế chiến II. Một phần vì Nhật Bản chưa bao giờ xin lỗi, một phần vì hành vi tàn bạo của quân phiệt Nhật Bản vẫn được người Trung Quốc khắc sâu. Chính phủ liên tục tuyên truyền nên người dân Trung Quốc không bao giờ quên được mối hận thù với Nhật Bản...


4. Phim chính thống sẽ là công cụ tuyên truyền cho nước

Khi trở thành siêu cường, TQ sẽ trở thành bộ máy tuyên truyền khổng lồ. Trung Quốc đã thẳng thắn nói về mục tiêu của họ. Nhà nước Trung Quốc từng thành lập công ty sản xuất phim ảnh riêng để tuyên truyền cho mục tiêu của họ. Ví dụ, gần đây Trung Quốc đã thuê Matt Damon (nam diễn viên, nhà sản xuất phim và biên kịch nổi tiếng người Mỹ), để đóng vai chính trong phim The Great Wall (Vạn Lý Trường Thành).

11-56-59_4
Phim ảnh sẽ trở thành công cụ tuyên truyền của TQ (Nguồn:Listverse.com)

Và xa hơn Trung Quốc muốn các nước khác viết lại phim của họ. Ví dụ, nhân vật phản diện trong Red Dawn (Bình minh đỏ), phiên bản năm 2012 của Trung Quốc đã được chuyển thể sang cho Bắc Triều Tiên, hoặc phim khi Looper (Kẻ xuyên không) hiện đang được Trung Quốc manh mún sản xuất. Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ ý tưởng cho rằng nhà nước không nên kiểm duyệt nghệ thuật. Mỗi bộ phim chính thống bất kể được làm ở đâu, đều phải qua kiểm duyệt của nhà nước từ cấp tỉnh, nếu không sẽ không được phép công chiếu.


5. Châu Âu sẽ suy giảm

Sau hàng ngàn năm hùng mạnh, sức mạnh của châu Âu trên trường quốc tế sẽ suy giảm. Kể từ năm 2000, sức mạnh của các nước châu Âu đã suy yếu hơn bao giờ hết, trong khi đó châu Á lại tăng lên đều đặn. Đặc biệt, Trung Quốc củng cố mối quan hệ với các nước châu Á và châu Phi. Điều này có nghĩa, trung tâm quyền lực của thế giới có thể chuyển hướng sang bán cầu Đông.

11-56-59_5
TQ lớn mạnh Châu Âu sẽ suy giảm (Nguồn:Listverse.com)

Rất nhiều nước châu Âu đã phản ứng lại sự suy giảm ảnh hưởng của họ bằng cách cố gắng tái tạo lục địa như một cường quốc thống nhất. Nhưng nếu Trung Quốc nổi lên như một cường quốc mới, thì rất có thể quyền lực của Bắc Mỹ và châu Âu trở nên yếu đi so với đồng minh của họ ở phương Đông. Người châu Âu sẽ thấy tiền lương của họ giảm mạnh và xa xỉ của họ biến mất khi châu Á và châu Phi lại bùng nổ về phía trước.


6. Lịch sử buộc phải viết lại

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố công khai ý định viết lại lịch sử. Theo đó, trong một bài phát biểu trước công chúng, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc đang làm việc để cải thiện "truyền thông quốc tế" để truyền thông quốc tế "trình bày một quan điểm thực sự, đa chiều và toàn cảnh về Trung Quốc". Với tuyên bố này, không hiểu chính xác Trung Quốc muốn gì từ cộng đồng thế giới?

Trung Quốc được xem là có ý định viết lại những gì mà họ coi là "quan niệm sai lầm của phương Tây" về lịch sử, hoặc nói cách khác, để thay thế nhận thức của thế giới về lịch sử của Trung Quốc. Một trong những điểm nhấn trong chương trình nói trên là thay đổi khái niệm của thế giới về Mao Trạch Đông, buộc thế giới công nhận Mao là một nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm ảnh hưởng. Chưa hết, Trung Quốc muốn dẹp bỏ ý tưởng rằng vụ thảm sát Thiên An Môn là một sự bất công.


7. Giáo trình đại học sẽ được nhà nước phê duyệt

Trung Quốc sẽ làm điều đó mà họ gọi là "quyền lực mềm" thông qua các trường học. Trung Quốc có kế hoạch thu hút càng nhiều sinh viên nước ngoài vào các trường đại học. Thực tế, Trung Quốc đã làm điều này, thu hút nhiều sinh viên châu Phi hơn so với Mỹ và Anh, đặc biệt, đang xuất hiện xu hướng “xuất khẩu chính trị” thông qua việc đào tạo chính trị gia cho nước ngoài. Tại các trường đại học của Trung Quốc, giáo viên được hướng dẫn cụ thể dạy những ý tưởng được nhà nước định hướng, đặc biệt là tuyên truyền ý tưởng của Trung Quốc.

11-56-59_7
TQ đang có ý định xuất khẩu đại học (Nguồn:Listverse.com)

Khi Trung Quốc trở thành siêu cường, sẽ có nhiều lý do để họ làm điều này, và ngay từ bây giờ Trung Quốc đã thực hiện chương trình thu hút các chính trị gia tương lai từ mọi miền thế giới. Chưa dừng lại đó. Trung Quốc còn gây ảnh hưởng đến các trường học ở các nước khác. Ví dụ, thành lập Viện Khổng Tử tại 1.500 trường đại học khác nhau thuộc 140 quốc gia. Các trường này có giáo viên Trung Quốc hướng dẫn để tuyên truyền “mô hình China” và “hiệu chỉnh những quan niệm sai lầm” của phương Tây. Điều này có nghĩa, Trung Quốc không chỉ định hướng các trường đại học trong nước mà còn can thiệp các trường đại học khác trên toàn thế giới.


8. Mỹ sẽ lâm vào khủng hoảng

Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi họ mất vị trí của mình là siêu cường của thế giới. Mỹ không chỉ lặng lẽ trượt xuống vị trí thứ hai, và sâu hơn lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn chưa từng thấy. Hiện tại, Mỹ đang ở thế thượng phong bởi đồng đô la của họ được sử dụng cho mọi giao dịch thương mại quốc tế. Đồng đô la Mỹ được đối xử như một tiêu chuẩn vàng, điều đó giữ cho nền kinh tế Mỹ tương đối ổn định nhưng khi Trung Quốc chiếm ngôi sẽ chấm dứt tình trạng này.

11-56-59_8
Nếu bị thế chân Mỹ sẽ lâm vào khủng hoảng (Nguồn:Business.financialpost.com)

Trung Quốc tuyên bố công khai kế hoạch dùng đồng Nhân dân tệ thay thế đồng đô la Mỹ và xem đây là tiêu chuẩn cho thương mại quốc tế, và một khi đồng USD thất thế nước Mỹ sẽ bị thiệt hại nặng nề, khiến nền kinh tế Mỹ sớm lâm vào cảnh khủng hoảng. Sản lượng kinh tế của Mỹ ước giảm ít nhất 2%, giá nhập khẩu sẽ tăng vọt, còn xuất khẩu lại giảm mạnh, vô số người mất việc, thậm chí Mỹ có thể phải cầu đến việc trợ từ lục địa đen Phi Châu.


9. Châu Phi sẽ phát triển hơn

Sự gia tăng của Trung Quốc sẽ không chỉ tốt cho Trung Quốc mà các quốc gia châu Phi sẽ được lợi. Không nhiều người nhận ra rằng vai trò của Trung Quốc tại Lục địa đen đang lớn đến mức nào. Theo số liệu, Trung Quốc hiện đang là nguồn viện trợ lớn nhất cho châu Phi, họ đã đầu tư hàng tỷ đô la vào lục địa này và đang có kế hoạch tăng đầu tư lên cao nữa.

Dự kiến đến năm 2025, Trung Quốc có thể đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD vào Châu Phi. Các nước phương Tây và Mỹ khi đầu tư vào lục địa này kèm theo quá nhiều tiêu chí, đặc biệt là yêu cầu cải cách chính trị hoặc kết thúc các thể chế độ tài. Nhưng Trung Quốc lại không quan tâm đến những gì Châu Phi đáng có mà vui lòng trao tiền cả cho những bạo chúa châu Phi tồi tệ nhất, miễn là nó mang lợi , điều đó khiến Trung Quốc “trên sơn” hơn cả Mỹ và phương Tây.

Trung Quốc không dấu diếm cho biết họ nhận được lợi tức gấp sáu lần trên mỗi đô la đầu tư vào châu Phi. Vì vậy châu Phí đã và đang trở thành một trong những đối tác thương mại thân cận nhất của Trung Quốc, và đổi lại, Trung Quốc đã vận động để có thêm nhiều quốc gia châu Phi có chân trong Liên Hiệp Quốc, điều này làm cho vai trò Trung Quốc tại LHQ và trên trường quốc gia tăng. Và vì được phép làm mọi thứ theo cách riêng nên tương lai châu Phi sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc và đến lượt mình, thế giới sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ từ chính Lục địa đen này.

(Theo Listverse.com- 6/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm