| Hotline: 0983.970.780

Trở thành ‘phú hào’ bằng cách nhặt đá

Thứ Bảy 04/11/2023 , 08:23 (GMT+7)

Trung Quốc Dân làng Hà Gia Bá nhặt đá kiếm sống, làm giàu chỉ sau… một đêm, đồng thời phát triển du lịch đi cùng trải nghiệm làm giàu cho làng.

Văn hóa “thưởng thức đá” ở Trung Quốc

Theo ghi chép lịch sử, văn hóa coi trọng đá của Trung Quốc đã được ghi nhận từ thời Tiên Tần. Thời bấy giờ hoàng đế là người tiên phong và khởi xướng văn hóa "thưởng thức đá" ở Trung Quốc. Hơn nữa khi đó con người chưa có các công cụ như đồng, sắt mà chỉ có thể chọn những viên đá có kết cấu tốt hơn và mài giũa chúng thành nhiều công cụ phục vụ săn bắn và sinh hoạt. Do đó những người biết đánh giá đá cũng rất được trọng dụng.

Vào thời nhà Tống, hoàng đế Tống Huy Tông là người thích sưu tập đá lạ và có khả năng đánh giá đá độc đáo, thậm chí ông còn trở thành nhà sưu tập đá lạ lớn nhất cả nước. Dưới ảnh hưởng của vị hoàng đế nhà Tống, mọi người từ hoàng tộc đến dân thường đều bắt đầu có xu hướng đánh giá cao đá và việc sưu tập đá quý trở nên phổ biến vào thời nhà Tống.

Sau này, nhà Đường đã đẩy văn hóa trân trọng đá lên đến đỉnh cao, nhà Đường thậm chí còn chia đá thành nhiều cấp độ khác nhau. Ngày nay, văn hóa thưởng thức đá vẫn còn phổ biến, nhiều loại đá lạ đã được chọn làm di sản văn hóa thế giới. Nhiều chương trình thẩm định cổ vật cũng xuất hiện, không ít người đem những hòn đá quý của mình đến chương trình để nhờ các chuyên gia thẩm định thật giả và chất đá. 

Dưới ảnh hưởng của văn hóa đá quý, Trung Quốc cũng phát triển làng đá kỳ lạ mà thôn dân trong làng này đều sống bằng nghề nhặt đá.

Ngôi làng đá kỳ lạ ở Trung Quốc

Đó chính là thôn Hà Gia Bá ở Lô Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Được biết dân làng ở đây dựa vào việc thu thập đá để kiếm sống, hàng năm có vô số thợ săn đá đến đây mua đá, làm giàu nhờ những viên đá lạ. Hiện nay làng Hà Gia Bá có khoảng 200 hộ gia đình đi nhặt đá và dựa vào đó để nuôi sống gia đình.

Người dân làng Hà Gia Bá cùng những viên đá được cho là kỳ lạ và có thể bán nó. 

Người dân làng Hà Gia Bá cùng những viên đá được cho là kỳ lạ và có thể bán nó. 

Khi nói về những tảng đá, dân làng Wang Kaiyun rất tự hào: "Đừng nhìn những viên đá ở đây có vẻ ngoài kém hấp dẫn. Đôi khi những viên đá tốt mà bạn tìm được có thể bán được hơn 100.000 nhân dân tệ".

Cuộc sống của dân làng Hà Gia Bá chủ yếu xoay quanh đá, trong làng mọi người đều biết và chủ động tìm hiểu về đá. Nhiều người dân trong làng đã nhìn thấy những cơ hội kinh doanh to lớn mà đá mang lại cho họ.

Sở dĩ thôn Hà Gia Bá nổi tiếng về đá như vậy là nhờ nơi đây có điều kiện vị trí địa lý khá đặc biệt. Thôn làng nằm cạnh sông Dương Tử, nơi hầu hết các hòn đá cuội nhiều màu nằm dọc hai bên bờ sông có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Tạng. Chúng bị dòng nước mạnh mẽ đẩy vào sông Dương Tử rồi được đưa xuống khu vực thôn Hà Gia Bá.

Sau khi nhặt đá về, người dân cọ rửa thành phẩm để có những viên đá đẹp nhất.

Sau khi nhặt đá về, người dân cọ rửa thành phẩm để có những viên đá đẹp nhất.

Thời gian đầu, làng Hà Gia Bá chỉ có điều kiện bình thường, cuộc sống chỉ dựa vào thiên nhiên trù phú và du lịch để phát triển, làm giàu. Tuy nhiên, dân làng làng Hà Gia Bá rất có đầu óc kinh doanh, họ không chỉ làm ngành du lịch theo cách xưa cũ mà còn tìm kiếm nhiều cách làm giàu khác tốt hơn. Đó là phát triển du lịch đi cùng trải nghiệm, nhiều người đã đến làng Hà Gia Bá du lịch vì muốn được tự mình trải nghiệm công việc nhặt đá. Những viên đá này không chỉ đẹp mà còn có giá trị kỉ niệm.  

Chớp lấy thời cơ, dân làng bắt đầu khơi gợi về khái niệm “thưởng đá” cùng với sự phát triển của du lịch, nhờ vậy càng ngày càng nhiều người biết đến làng Hà Gia Bá với cái tên “Ngôi làng đá lạ số 1 Trung Quốc”. Làng Hà Gia Bá có một thị trường bán đá lạ rất phát triển, ở đó du khách có thể lựa chọn đá theo giá cả, loại đá và trí tưởng tượng riêng về loại đá. Tất nhiên, mỗi người đều có sở thích về đá khác nhau, nếu không tìm được loại đá mình thích ở chợ, dân làng cũng có thể đưa du khách đi nhặt đá bên sông Dương Tử, cũng là một trải nghiệm rất thú vị. 

Những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, ngoài đấu giá trực tiếp, các mô hình triển lãm, đấu giá trực tuyến cũng dần xuất hiện.

Người dân làng Hà Gia Bá chụp ảnh sản phẩm đá của mình để đăng lên gian hàng trực tuyến. 

Người dân làng Hà Gia Bá chụp ảnh sản phẩm đá của mình để đăng lên gian hàng trực tuyến. 

Về sự phổ biến của những viên đá lạ, ông Li Zuyou (Lý Tổ Hữu) - một trong “4 nhà sưu tập đá lạ ở Bắc Kinh” cho biết: “Những viên đá không có 'văn hóa' thì sẽ luôn là những viên đá. Những viên đá lạ được Chúa ban tặng sẽ có những ý tưởng tuyệt vời. Con người chơi với đá và thổi hồn vào những viên đá tưởng chừng như vô tri. Ở trong giới 'thưởng thức đá', tôi tạm gọi đây là 'văn hóa đá'. Đá có văn hóa thì mới phát triển được, có nghệ thuật thì mới có giá trị. Giá trị nghệ thuật là giá trị kinh tế".

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm