| Hotline: 0983.970.780

Thằn lằn bay có mặt tại Úc 107 triệu năm trước

Thứ Năm 06/07/2023 , 09:37 (GMT+7)

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, thằn lằn bay, loài bò sát bay lâu đời nhất thế giới, đã từng bay trên bầu trời Úc cách đây 107 triệu năm.

Các nhà cổ sinh vật học đã đi đến kết luận đó sau khi kiểm tra hai mảnh xương thời tiền sử được lấy từ Dinosaur Cove - một địa điểm chứa hóa thạch ở bang Victoria của Úc từ hơn ba thập kỷ trước.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Lịch sử Sinh học, các mẫu là phần còn lại lâu đời nhất của loài thằn lằn bay từng được phục hồi tại đất nước này.

Sinh vật khổng lồ này là động vật có xương sống đầu tiên tiến hóa khả năng bay và sống cùng với khủng long trong thời kỳ Đại Trung sinh bắt đầu từ 252 triệu năm trước.

Các chuyên gia từ Đại học Curtin có trụ sở tại Perth và Bảo tàng Victoria ở Melbourne đã kiểm tra xương của hai cá thể, bao gồm xương cánh thuộc về loài thằn lằn bay chưa trưởng thành đầu tiên từng được báo cáo ở Úc.

Một mảnh xương chậu được tìm thấy là của một loài thằn lằn bay với sải cánh dài hơn 2m. Một số loài thằn lằn bay có sải cánh dài hơn 10m.

Các mẫu vật của Úc được phát hiện trong một cuộc khai quật tại Dinosaur Cove vào những năm 1980, do các nhà cổ sinh vật học Tom Rich và Pat Vickers-Rich, từ Viện Nghiên cứu Bảo tàng Victoria dẫn đầu.

Thằn lằn bay đã từng bay trên bầu trời Úc cách đây 107 triệu năm.

Thằn lằn bay đã từng bay trên bầu trời Úc cách đây 107 triệu năm.

Tác giả chính của nghiên cứu, Adele Pentland từ Đại học Curtin, chia sẻ với CNN rằng, phát hiện này cho thấy những sinh vật khổng lồ đã bay qua Úc hàng chục triệu năm trước, bất chấp điều kiện khắc nghiệt trong Kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước), khi Victoria chìm trong bóng tối nhiều tuần liền. Đồng thời cho biết thêm vị trí mà hai mẫu vật được tìm thấy sẽ nằm trong vòng cực vào thời điểm đó.

Adele Pentland cho biết, chưa đến 25 bộ hài cốt của thằn lằn bay thuộc 4 loài đã được tìm thấy ở Úc kể từ những năm 1980. Để so sánh, ở những nơi như Brazil và Argentina hơn 100 bộ đã được lấy tại các địa điểm riêng lẻ.

Trong một tuyên bố, Rich cho biết, thật “tuyệt vời” khi thấy công việc khai quật được thực hiện tại Dinosaur Cove vào những năm 1980 đã được đền đáp.

Vào thời điểm đó, các tình nguyện viên đã dành nhiều năm để đào một đường hầm dài 60m trong một vách đá bên bờ biển, nơi tìm thấy xương.

Ông nói thêm: “Hai hóa thạch này là kết quả của nỗ lực lao động miệt mài của hơn 100 tình nguyện viên trong hơn một thập kỷ”.

(Theo CNN)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.