| Hotline: 0983.970.780

Thêm Hà Nội và Hà Nam xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 01/03/2019 , 09:05 (GMT+7)

Theo Cục Thú ý, tính đến ngày 28/2/2019, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 96 hộ, 33 thôn, 20 xã, 13 huyện của 6 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam).

Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 2.349 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 172.505 kg) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.

Vậy là sau Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa thì Hà Nội và Hà Nam là hai địa phương mới nhất có dịch tả lợn Châu Phi, nâng số tỉnh có dịch lên con số 6.

Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội, từ ngày 22-27/2/2019, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi lợn rừng, khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thuỵ, Long Biên. Toàn bộ 25 con lợn rừng nuôi dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, lấy mẫu lợn của các hộ xung quanh xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Đến nay, Hà Nội chưa phát sinh thêm ổ lợn bệnh nào.

Tại tỉnh Hà Nam, trao đổi với NNVN, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngày 27/2, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng. Toàn bộ 15 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 388 mẫu của 98 hộ nuôi lợn xung quanh các hộ có lợn bệnh để xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện đại đa số lợn của các hộ xung quanh âm tính, có một số hộ có lợn dương tính đã được chính quyền và các cơ quan chuyên môn thú y xử lý tiêu hủy ngay lập tức.

Theo Cục Thú y, đến nay, chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày (thời gian 30 ngày được nêu tại Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP, ban hành kèm theo Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT).

Xem thêm
Dịch bệnh bủa vây, người nuôi thận trọng tái đàn

PHÚ YÊN Hiện, người chăn nuôi ở tỉnh Phú Yên đang tập trung tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại nhằm tái đàn thuận lợi, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Lạng Sơn: Hỗ trợ chuyển đổi cây thuốc lá sang trồng ớt

Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi cây thuốc lá sang trồng ớt.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất