| Hotline: 0983.970.780

Thêm Philippines được xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Thứ Ba 07/11/2023 , 15:08 (GMT+7)

Philippines và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về xuất khẩu sầu riêng hôm 6/11, dù căng thẳng trên Biển Đông nhiều tháng qua khiến quan hệ hai nước rạn nứt.

Sầu riêng Puyat của Philippines. Ảnh: SCMP.

Sầu riêng Puyat của Philippines. Ảnh: SCMP.

Một trong những nhà phân phối sầu riêng của Philippines tại Trung Quốc, Công ty Thương mại Rau quả Dole (Thượng Hải), hôm 6/11 đã ký một thỏa thuận mua hàng với Đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc trong khuôn khổ Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) diễn ra từ ngày 5 - 10/11.

"Sầu riêng Philippines rất ngon và ngọt. Nếu có quả không ngọt, bạn sẽ được hoàn tiền", Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jaime Florcruz phát biểu tại buổi lễ.

Tuy nhiên, chi tiết của thỏa thuận về giá trị hợp đồng và khối lượng nhập khẩu hiện chưa được công bố. Theo tờ SCMP, nông sản xuất khẩu chính trong hợp đồng này là sầu riêng và đu đủ.

Công ty Dole tuyên bố rằng doanh số bán sầu riêng của mình ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 20% kể từ năm 2019, đồng thời khẳng định thị trường sầu riêng của Trung Quốc đang bùng nổ.

Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sầu riêng của Philippines kể từ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jnr tới Bắc Kinh và ký thỏa thuận thương mại hồi đầu năm 2023.

Kim ngạch thương mại song phương trong 9 tháng đầu năm giữa Trung Quốc và Philippines chỉ đạt 54,1 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc với Philippines cũng giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 14,36 tỷ USD.

Sầu riêng là loại trái cây có kim ngạch nhập khẩu hàng đầu của Trung Quốc kể từ năm 2019, với các nước xuất khẩu chính là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Và Philippines không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến thị trường sầu riêng đang bùng nổ ở Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia Chan Foong Hin hồi tháng trước cho biết rằng bộ của ông đã họp với phái đoàn hải quan Trung Quốc tại Malaysia hôm 5/10 và ký một tuyên bố sáu điểm, trong đó có sầu riêng.

Tuyên bố nhấn mạnh rằng Trung Quốc "đồng ý đẩy nhanh đánh giá rủi ro đối với sầu riêng tươi của Malaysia và cả hai bên sẽ hợp tác đẩy nhanh công tác kiểm dịch".

Theo truyền thông Malaysia, Nor Sam Alwi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp Malaysia, đã bày tỏ hy vọng rằng nước này sẽ được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc từ năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc chỉ nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Malaysia.

Trung Quốc dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn trong năm nay, song gần như toàn bộ sầu riêng tiêu thụ ở nước này đều từ nhập khẩu. Lô sầu riêng nội địa đầu tiên của nước này đã ra mắt thị trường hồi tháng 6/2023, song giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ mất nhiều năm để có thể sản xuất bền vững một lượng lớn sầu riềng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.

Phùng Tuyết Kiệt, giám đốc Viện Cây ăn quả nhiệt đới tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam và là chuyên gia tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam, cho biết rằng Hải Nam sẽ chỉ sản xuất được khoảng 50 tấn sầu riêng trong năm 2023, không đáng kể so với tổng lượng sầu riêng tiêu thụ ở Trung Quốc.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm