| Hotline: 0983.970.780

Thị trường thuốc trừ sâu sắp cán mốc 130 tỷ USD

Thứ Sáu 21/10/2022 , 11:14 (GMT+7)

Hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu trên toàn cầu đã tăng 80% kể từ năm 1990, với thị trường thế giới dự kiến ​​đạt 130 tỷ USD vào năm tới, theo Pesticide Atlas.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp toàn cầu nhằm đạt được năng suất cây trồng tối đa đang gây hại sức khỏe nông dân và tác động xấu đến môi trường. Ảnh: Greentumble

Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp toàn cầu nhằm đạt được năng suất cây trồng tối đa đang gây hại sức khỏe nông dân và tác động xấu đến môi trường. Ảnh: Greentumble

Báo cáo nghiên cứu vừa cập nhật cho biết, việc sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều trong vài thập kỷ qua cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 11.000 ca tử vong ở người, và 385 triệu người bị ngộ độc thuốc trừ sâu hàng năm.

Đáng báo động là việc sử dụng thuốc trừ sâu đã ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, khiến quần thể chim và bướm đồng cỏ giảm khoảng 30% kể từ năm 1990. Ngoài ra gần 1/10 loài ong ở châu Âu hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng, một phần không nhỏ do việc sử dụng các công thức hóa học độc hại trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và phân bón.

Clara Bourgin, một nhà hoạt động môi trường tại mạng lưới Friends of the Earth ở châu Âu cho biết: “Hệ thống lương thực hiện nay dựa trên việc sử dụng nhiều hóa chất độc hại đang đe dọa cả nông dân lẫn người tiêu dùng và làm suy giảm đa dạng sinh học”.

Châu Âu từ lâu đã bị giằng co giữa những nỗ lực cân bằng trong việc giảm thiểu thiệt hại do thuốc trừ sâu gây ra và yêu cầu tiếp tục sử dụng chúng từ các nhà vận động hành lang canh tác.

Vào tuần trước, một ủy ban của EU đã không đồng ý về việc gia hạn thêm một năm đối với hoạt chất glyphosate, thành phần chính có trong thuốc diệt cỏ Roundup bán chạy nhất của gã khổng lồ Bayer. Động thái diễn ra trong bối cảnh giấy phép hiện tại cho sản phẩm gây tranh cãi này sẽ hết vào giữa tháng 12 tới.

Liên minh châu Âu trước đó đã nới lỏng một số quy tắc của thỏa thuận nông nghiệp xanh trong khối, với lập luận vào đầu năm nay rằng an ninh lương thực cần phải được ưu tiên khi cuộc chiến ở Ukraine ngày một nóng lên.

Hiện một số quốc gia trong khối đã đặt mục tiêu xem xét lại cam kết cắt giảm một nửa việc sử dụng thuốc trừ sâu và các rủi ro vào năm 2030 từ chiến lược Từ Nông trại tới Bàn ăn (Farm to Fork).

Ariel Brunner, giám đốc chính sách của quỹ BirdLife châu Âu, cho biết: “Hội đồng vận động hành lang đang khai thác một cách thô bạo cuộc xung đột Nga- Ukraine nhằm đẩy hành tinh đến bờ vực sụp đổ sinh thái. Ủy ban châu Âu cần phải chống lại các luận điệu báo động này nhằm bảo vệ Thỏa thuận Xanh năm 2020 của mình và thúc đẩy các nhu cầu thay đổi sâu sắc của nông nghiệp để tồn tại trong cuộc khủng hoảng sinh thái và khí hậu".

Ước tính có tới một phần tư tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật được bán ở EU. Khu vực này cũng là những nước xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật hàng đầu thế giới. Tuy nhiên điều nghiêm trọng là, luật pháp châu Âu hiện cho phép xuất khẩu các loại thuốc diệt cỏ độc hại đã bị cấm tại lục địa này sang các nước đang phát triển.

Theo Pesticide Atlas, trong năm 2018, các công ty hóa chất nông nghiệp châu Âu đã xuất khẩu 81.000 tấn thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng trên đồng ruộng của họ. Trong cùng năm đó, hơn 40% các loại thuốc trừ sâu được sử dụng ở Mali và Kenya được phát hiện là có nguy cơ cao, cũng như 65% tổng số thuốc trừ sâu được sử dụng ở bốn bang của Nigeria.

Trong một dòng tweet giận dữ gửi tới các nhà chức trách môi trường của Ủy ban châu Âu hôm thứ Hai tuần này, Michèle Rivasi, một nhà hoạt động môi trường kỳ cựu, đã tố cáo các món hàng xuất khẩu này là “một quả bom môi trường và vi phạm nhân quyền”.

Theo vị này, trong số 385 triệu trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu được ghi nhận, có tới 255 triệu nạn nhân ở châu Á và hơn 100 triệu người ở châu Phi, trong khi chỉ có 1,6 triệu người ở châu Âu. “Tôi rất thất vọng vì ủy ban đã cam kết đề xuất một văn bản ngừng xuất khẩu các loại thuốc trừ sâu bị cấm. Chính họ đồng lõa với điều gây chết chóc và tôi thấy điều đó là không thể chấp nhận được”, nhà hoạt động Rivasi nói.

(The Guardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.