| Hotline: 0983.970.780

Thị trường tín chỉ carbon phát triển nhanh, cạnh tranh khốc liệt

Thứ Sáu 29/03/2024 , 09:34 (GMT+7)

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường tín chỉ carbon ở các quốc gia mang đến thách thức đáng kể cho Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ngày 28/3, tại Trường Đại học Trà Vinh diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về tín chỉ carbon tại Việt Nam do Trường Đại học Trà Vinh phối hợp với Trường Đại học Ngoại Thương và Diễn đàn Khoa học Việt Nam về Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững (VSF-CCSD) tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, thu hút đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự.

Dịp này, các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về quản lý carbon và hệ thống thị trường carbon ở các nước trên thế giới. Ảnh: Thanh Sơn- Minh Đảm.

Dịp này, các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về quản lý carbon và hệ thống thị trường carbon ở các nước trên thế giới. Ảnh: Thanh Sơn- Minh Đảm.

Hội thảo về thị trường tín chỉ carbon trong phát triển bền vững tại Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của thị trường tín chỉ carbon ở các quốc gia khác mang đến thách thức đáng kể cho Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Diệp Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho biết: Mặc dù chúng ta đến từ các khu vực khác nhau trên thế giới… nhưng có cùng mối quan tâm chung về biến đổi khí hậu.

Nhu cầu tín chỉ carbon của thế giới trong những năm gần đây ngày càng tăng cao, thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường. Ở Việt Nam, phát triển thị trường tín chỉ carbon giúp nắm bắt cơ hội trong lộ trình thực hiện các cam kết giảm phát thải carbon. Tuy nhiên, để vận hành thị trường này hiệu quả, có rất nhiều vấn đề nảy sinh từ việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật và đẩy mạnh công tác truyền thông.

PGS.TS. Diệp Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho biết: Nhu cầu tín chỉ carbon của thế giới trong những năm gần đây ngày càng tăng cao, thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường. Ảnh: Thanh Sơn- Minh Đảm.

PGS.TS. Diệp Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho biết: Nhu cầu tín chỉ carbon của thế giới trong những năm gần đây ngày càng tăng cao, thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường. Ảnh: Thanh Sơn- Minh Đảm.

“Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội từ thị trường tài chính carbon như thế nào trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ giảm phát thải theo hướng Net Zero carbon vào năm 2050 và thế giới đang áp dụng. Chúng tôi mong đợi các cuộc thảo luận và biện pháp hiệu quả nhằm đạt được tín chỉ carbon à thúc đẩy phát triển bền vững với mục tiêu Net Zero carbon”, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho hay.

Hội thảo là bức tranh toàn diện cho thấy mối quan hệ cộng sinh giữa các sáng kiến năng lượng tái tạo và thị trường carbon đang phát triển ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tập trung vào hành trình quốc gia hướng tới sự phát triển bền vững bằng cách xem xét kỹ lưỡng các chính sách quốc gia và quốc tế, bao gồm cả Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris, nghiên cứu mô tả khuôn khổ thể chế cần thiết để tham gia thị trường carbon hiệu quả.

Với 16 chủ đề khác nhau được trình bày tại hội thảo xoay quanh phân tích nghiên cứu và công bố các biện pháp giảm thiểu phát thải carbon, nhấn mạnh tiềm năng của Việt Nam trong sản xuất tín chỉ carbon, cũng như cung cấp các sáng kiến và sự tham gia tích cực vào thị trường carbon tự nguyện tại Việt Nam.

Nhân dịp này, các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về quản lý carbon và hệ thống thị trường carbon ở các nước trên thế giới, đồng thời phân tích những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp gặp phải khi triển khai các biện pháp giảm phát thải và tham gia thị trường carbon, thảo luận các xu hướng tiếp cận, tiềm năng và thách thức của thị trường tín chỉ carbon (Carbon credits) tại Việt Nam,…

Tín chỉ carbon được tạo ra với ý tưởng tạo động lực tài chính giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững. Ảnh: Minh Đảm.

Tín chỉ carbon được tạo ra với ý tưởng tạo động lực tài chính giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững. Ảnh: Minh Đảm.

Thông qua hội thảo các chuyên gia mong muốn Việt Nam trở thành quốc gia đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững thực tiễn, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, định vị chính mình trong quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế ít carbon.

Tín chỉ carbon được tạo ra với ý tưởng tạo động lực tài chính giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững. Các cá nhân, công ty và chính phủ có thể mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải nhà kính hoặc bán chúng để thu được lợi ích tài chính.

Tín chỉ carbon lần đầu tiên được nêu trong Nghị định thư Kyoto vào năm 1997 và có hiệu lực vào năm 2005. Kể từ đó, thị trường tín chỉ carbon toàn cầu phát triển nhanh chóng và đạt 3 tỷ USD vào năm 2020.

Để đạt được chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 và tận dụng lợi thế tài chính từ thị trường tín chỉ carbon toàn cầu để phát triển bền vững đất nước, Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng thị trường tín chỉ carbon quốc gia đến năm 2025, hướng tới xuất khẩu tín chỉ carbon vào năm 2027.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm