| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng đặc dụng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng

Thứ Ba 26/03/2024 , 19:34 (GMT+7)

Ngày 23/3/2024, hơn 100 nhân viên Panasonic tại Việt Nam đã trồng và trao tặng 15.000 cây trong chương trình 'Tiếp sức sinh thái'.

Hoạt động mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho thành viên Panasonic.

Hoạt động mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho thành viên Panasonic.

Chương trình diễn ra tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa), nhằm phục hồi và phát triển rừng đặc dụng. Đây là hoạt động trách nhiệm xã hội thường niên với sự tham gia của nhân viên để hướng tới tầm nhìn mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho người dân và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Bên cạnh đó, nỗ lực trồng rừng đóng góp cho tiềm năng tín chỉ carbon nằm trong định hướng giảm phát thải CO2 của Tập đoàn.

Từ năm 2013 tới nay, Tập đoàn đã trồng và trao tặng hơn 270.000 cây tại 10 tỉnh, thành, với sự tham gia tích cực của cán bộ nhân viên để truyền tải thông điệp “Panasonic vì một Việt Nam xanh”.

Hơn 100 'đại sứ bền vững' của Panasonic tích cực tham gia chương trình.

Hơn 100 “đại sứ bền vững” của Panasonic tích cực tham gia chương trình.

Năm nay, hơn 100 nhân viên của Panasonic đã di chuyển hàng trăm cây số đến khu vực rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, phối hợp cùng chính quyền và người dân địa phương trồng 15.000 cây gồm mỡ, chò chỉ, táu mặt quỷ, táu nước và vàng tâm.

Đây là những loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị phục hồi đất rừng suy thoái, góp phần vào phát triển rừng đặc dụng nhằm nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ CO2 và chống biến đổi khí hậu.

Với sự hỗ trợ của Ban quản lý Khu bảo tồn, diện tích rừng được trồng bởi Panasonic đã tăng lên 33 ha trong hai năm gần đây. Năm 2023, Panasonic đã trồng thành công 13.000 cây trong chương trình Tiếp sức sinh thái, và 10.000 cây trong chương trình khác mang tên “Sống khỏe, góp xanh cùng Panasonic” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Trồng rừng mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho người dân và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Trồng rừng mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho người dân và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Tiếp sức sinh thái là sáng kiến toàn cầu của tập đoàn Nhật Bản, nhằm truyền cảm hứng cho mỗi nhân viên trở thành “đại sứ bền vững”. Bên cạnh trồng cây mới, năm nay các thành viên đã ghé thăm và chăm sóc khu vực được trồng trong năm trước để hiểu hơn tầm quan trọng của việc phát triển, bảo vệ rừng.

“Năm 2022, Tập đoàn đã tuyên bố cam kết Panasonic Green Impact, với mục tiêu cắt giảm hơn 300 triệu tấn CO2 trong chuỗi giá trị của mình vào năm 2050, tương đương 1% lượng khí thải CO2 toàn cầu hiện nay, nhằm tạo ra tác động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng bảo vệ môi trường đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết tại Việt Nam, khi chứng kiến rất nhiều thiên tai trong những năm vừa qua”, ông Marukawa Yoichi, Tổng giám đốc Panasonic Việt Nam chia sẻ.

Nỗ lực trồng rừng đóng góp cho tiềm năng tín chỉ carbon nằm trong định hướng giảm phát thải CO2 của tập đoàn.

Nỗ lực trồng rừng đóng góp cho tiềm năng tín chỉ carbon nằm trong định hướng giảm phát thải CO2 của tập đoàn.

“Tại Việt Nam, Panasonic đưa ra tầm nhìn cho 50 năm tiếp theo với cam kết mạnh mẽ đóng góp nhiều hơn nữa vì sức khỏe của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước, thông qua các hoạt động kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên, một doanh nghiệp không thể tạo ra tác động đủ sức ảnh hưởng, mà cần nhiều hơn nữa sự tham gia của nhiều thành phần liên quan, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, chúng tôi dành tâm huyết để thực hiện chương trình trồng cây trong suốt hơn 10 năm, đồng thời tạo cơ cho nhân viên “tiếp sức” bảo vệ môi trường, vì một Việt Nam xanh và lan tỏa tới cộng đồng để cùng nhau hành động tạo ra nhiều tác động xanh hơn nữa”, vẫn theo ông Marukawa Yoichi.

Panasonic tiếp tục lựa chọn địa điểm trồng rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, nơi đóng vai trò rất quan trọng là rừng núi thượng nguồn sông Chu, diện tích bao gồm rừng tự nhiên, sông hồ có chức năng bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu cho hàng triệu người dân tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận, đồng thời giữ nước giúp chống xói mòn, sạt lở, giảm lũ.

Hơn 100 nhân viên Panasonic tại Việt Nam đã trồng và trao tặng 15.000 cây tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.

Hơn 100 nhân viên Panasonic tại Việt Nam đã trồng và trao tặng 15.000 cây tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.

Đặc biệt, Thanh Hóa là một trong sáu tỉnh trọng yếu trong thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, được ký giữa Bộ Nông nghiệp PTNT và Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Năm 2023 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng, lần đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (tương đương 10,3 triệu tấn CO2).

Ông Vi Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân nói: “Các hoạt động do Panasonic thực hiện giúp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân, đồng thời truyền cảm hứng và cung cấp thêm kiến thức cho thế hệ tương lai của địa phương để hướng tới mục tiêu phát triển bên vững”.

Bên cạnh hoạt động trồng rừng với sự tham gia tích cực của nhân viên, Panasonic vừa hoàn thành việc trồng 250.000 cây, nâng tổng số cây đã trồng lên hơn 600.000 cây trên toàn quốc sau hai năm của chương trình “Sống khỏe, góp xanh cùng Panasonic” với sự chung tay của khách hàng, đối tác.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.