| Hotline: 0983.970.780

Thông tin khoa học kỹ thuật mới

Thứ Tư 16/12/2009 , 10:31 (GMT+7)

Lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra khí gas từ tính

Từ lâu, giới khoa học đã nghiên cứu để tìm hiểu xem các loại khí gas có các thành phần từ tính giống như các vật chất rắn hay không? Và mới đây nhóm chuyên gia ở Viện công nghệ MIT của Mỹ đã tìm được câu trả lời cho vấn đề này. Nhờ có các thiết bị hiện đại, các nhà khoa học ở MIT đã tìm được hiện tượng từ tính trong nguyên tử khí lithium được làm lạnh xuống dưới 1/500 triệu độ trên mức zero tuyệt đối.

Thử nghiệm tìm thấy sự đồng nhất giữa việc nghiên cứu chất ngưng tụ với trường nguyên tử là lazer, giúp cho con người tìm ra phương án lưu giữ dữ liệu và ứng dụng trong việc chẩn đoán chữa bệnh trong tương lai. Để làm lạnh khí lithium, người ta đã tạo ra chùm tia lazer hồng ngoại trong đám mây. Việc làm lạnh lazer là phương pháp mà các nhà vật lý vẫn sử dụng để giảm nhiệt độ khí gas tới mức zero tuyệt đối. Cuối cùng lazer này tấn công bất ngờ các nguyên tử làm cho chúng hoạt động chậm lại và kết quả làm giảm nhiệt độ. Sự co ngót của các đám mây cùng với tốc độ giãn nở của lazer làm cho các nguyên tử lithium sẽ trở nên từ tính. Nghiên cứu trên giúp khoa học hiểu sâu thêm về đặc tính từ tính khi nó ở trạng thái nhỏ nhất.

Tìm ra phương pháp chữa bệnh mù màu ở khỉ

Nhóm các chuyên gia ở ĐH Washington và Florida (Mỹ) mới đây đã hợp tác nghiên cứu, sử dụng liệu pháp gene điều trị thành công bệnh mù màu ở hai con khỉ sóc. Kết quả nghiên cứu này trên vừa được đăng tải trên tạp chí Nature số ra ngày 15/9/2009. Việc thành công trong dự án trên mở ra triển vọng mới trong lĩnh vực điều trị căn bệnh tương tự ở con người, đây là căn bệnh có hàng triệu người trên thế giới mắc phải. Mù màu (color blindness) là căn bệnh mà những người trong cuộc không phân biệt được màu sắc. Để thực hiện thành công dự án, các nhà khoa học đã cùng hãng sản xuất thiết kế hệ thống có tên là thử test màu sắc (CCT) để kiểm tra khả năng phân biệt màu sắc của khỉ.

Phương pháp này giống như phương áp dụng ở bậc tiểu học, giúp trẻ phân biệt được màu sắc từ kích thước nhỏ đến kích thước to. Ngoài ra nhóm đề tài còn phát triển kỹ thuật truyền gene, sử dụng virus AAV(adeno-associated virus) vô hại để mang gene hoàn chỉnh sản xuất ra số lượng protein theo yêu cầu. Mục đích của nghiên cứu là sản xuất ra một hợp chất có tên là opsin sóng dài trong võng mạc của khỉ. Opsin đặc biệt này là một protein không màu hoạt động trong võng mạc để tạo ra các sắc tố nhạy với màu đỏ và xanh. Sau 5 tuần được điều trị bằng kỹ thuật nói trên hai con khỉ sóc đã phân biệt được màu, kể cả ban đêm. Trong 20 tuần đầu không có vấn đề gì xảy ra và kết quả sau một năm chúng đã phân biệt được tới 16 loại màu sắc khác nhau.

Công nghệ sản xuất bóng đèn mới

Trong tương lai không xa con người sẽ sản xuất được loại bóng đèn mới có hiệu quả cao về mặt năng lượng. Đây là sản phẩm kết hợp những ưu điểm của các loại bóng đèn hiện có như bóng chiếu sáng nóng, bóng huỳnh quang (compact) và bóng LED. Đây là sản phẩm độc đáo của hãng Vu1 ở Seatle Mỹ sản xuất, sử dụng công nghệ mới, hiện đại có tên là ESL (electron stimulated luminescence - tạm dịch: công nghệ chiếu sáng kích thích điện tử) có thể cho ra đời những loại bóng có độ sáng cao và hiệu quả lớn về mặt năng lượng. Nguyên lý làm việc của các loại bóng ESL là tạo ra ánh sáng bằng cách đốt cháy các electron để kích thích phosphor, toàn bộ quá trình này diễn ra trong một bóng thủy tinh thông thường, có tuổi thọ dài tới 6.000 giờ và so với các loại bóng compact huỳnh quang (CFL) thì loại bóng mới nói trên có tuổi thọ cao gấp 3-4 lần.

Ngoài ra nó còn có nhiều ưu điểm khác là không có chứa thủy ngân, đây là hợp chất rất độc cho hệ thần kinh trong trường hợp thải bỏ hoặc so với bóng LED thì bóng ESL rẻ tiền hơn. Ví dụ một bóng LED Everled của hãng Panasonic giá tới 40 USD, đắt gấp 2 lần bóng ESL. Ngoài ra bóng ESL còn có ánh sáng rất chất lượng, tạo ra ít sản phẩm CO2 gây hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm