| Hotline: 0983.970.780

Thông tin khoa học môi trường

Thứ Sáu 11/03/2011 , 08:15 (GMT+7)

1. Phương pháp mới phát hiện độ thuần của nước trong từng phút

Thay vì các thử test định kỳ chất lượng nước, các chuyên gia Viện kỹ thuật công nghệ Fraunhofer (FIEB) của Đức mới đây đã tìm ra phương pháp mới phát hiện độ tinh khiết của nước trong từng phút. Hệ thống này có tên là AquaBioTox. Tiêu điểm của hệ thống là một cảm biến sinh học (bio-sensor) có khả năng phản ứng với các độc tố trong nước và hiện lên cảnh báo để con người sớm nhận biết. Cảm biến có chứa các vi sinh vật được tăng cường, có khả năng sản xuất ra một protein phát màu huỳnh quang đỏ, màu sắc thay đổi khi tiếp xúc với các độc tố có trong nước.

2. Không khí ô nhiễm làm giảm tuổi thọ trung bình mỗi người 6 tháng

Đó là cảnh báo của Thủ tướng Anh Jom Walley, chủ tịch Ủy ban kiểm toán môi trường (EAC) công bố mới đây nhân diễn ra hội nghị thường niên về những vấn đề có liên quan do EAC quản lý. Nạn ô nhiễm không khí nghiêm trọng là do các phương tiện giao thông và các nhà máy sản xuất điện đi từ nguyên liệu hóa thạch gây ra. Theo nghiên cứu, các phương tiện giao thông thường tạo ra chất dạng hạt PM10, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có bệnh phổi và bệnh tim. Trung bình, ô nhiễm không khí đã cướp đi khoảng 6 tháng tuổi thọ của mỗi người. Ngoài khói xe cộ, khói thuốc lá cũng là thủ phạm gia tăng nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh tiểu đường tuýp 2, nhất là ở phụ nữ do PM10 và Dioxide nitơ (NO2) gây ra.

3. Thuốc làm thẳng tóc có nguy cơ gây bệnh ung thư

Các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu bệnh Nghề nghiệp và Môi trường trực thuộc ĐH Y khoa Orogen, Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy thuốc làm thẳng tóc Blowout, nguồn gốc từ Brazil có chứa chất độc tố làm gia tăng bệnh ung thư ở con người, đặc biệt là hợp chất formaldehyde. Trung bình, nếu làm việc ở nơi có chứa trên 0,1% formaldehyde được coi là không an toàn và theo quy định của WHO, mọi người không được làm việc hoặc phơi ra môi trường có nồng độ formaldehyde vượt quá 0,75 phần triệu trong thời gian 8 tiếng. Nó có thể gây bệnh khô mắt, khô da, mũi và hệ thống đường hô hấp phía trên, phát sinh ho, tức ngực, khó thở và nhiều triệu chứng khác. Với nghiên cứu trên các nhà khoa học cho rằng khi sử dụng các loại thuốc xịt tóc, làm thẳng tóc, các loại dầu gội cần thận trọng, chỉ nên sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng, không nên lạm dụng quá nhiều và không nên để dây vào mắt, miệng.

4. Đại dương hiện có trên 141 tỷ tấn rác thải plastic

Theo nghiên cứu của tổ chức bảo vệ môi trường biển 5Gyres thì trên đại dương của chúng ta hiện có gần 315 tỷ pound rác thải plastic (trên 141 tỷ tấn). Đây quả là con số khủng khiếp do chính con người tạo ra. Trong số những nước sản xuất và cung cấp nhiều rác thải plastic cho đại dương nhất phải kể đến Mỹ. Hàng năm mỗi người dân nước này tuồn ra môi trường khoảng 600 pound (270 kg), bằng chứng tại tại Cầu Cổng Vàng người ta có thể tận mắt từng khối rác plastic khổng lồ trôi nổi trên sông không khác gì tàu bè qua lại. Trả lời phỏng vấn tờ Discovery News, ông Stiv Wilson đại diện cho tổ chức 5Gyres cho biết, nếu không có những đạo luật nghiêm ngặt hơn thì sớm muộn đại dương sẽ bị "bức tử" bởi nạn rác thải là lâu dài nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chính con người và các loại động vật sống dưới lòng đại dương.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm