| Hotline: 0983.970.780

Thu gần 3 tỷ đồng từ 4ha quýt đường ra trái lứa đầu

Thứ Sáu 13/10/2017 , 07:14 (GMT+7)

Nâng niu những trái quýt nặng oằn trên cây, ông Nguyễn Văn Cự ở thôn 10, xã Long Hà, huyện Phú Riềng, Bình Phước tự hào khoe: “Vườn quýt này đã cho gia đình mình thu nhập được 2,6 tỷ đồng rồi đó”.

14-32-39_q4
Vườn quýt trĩu cành đầy vị ngọt

Năm 2014 cao su mất giá, nhiều nông dân chặt cây, bán vườn. Ông Cự mua một mảnh vườn cao su già, diện tích 4ha bên bờ sông Bé. Ông thuê thợ chặt cao su, xới tơi xốp đất rồi đầu tư vào trồng quýt đường.

Khi mới bắt đầu với cây quýt, ông Cự có nhiều bỡ ngỡ. Để chắc cú ông đã đến các hộ gia đình trồng quýt thành công ở trong tỉnh học hỏi kinh nghiệm. Ông tự mình ủ phân hữu cơ để bón cho quýt. Cá tạp, mua của chủ các ghe thuyền đánh bắt trên sông Bé, là nguồn nguyên liệu chính ông dùng để u phân. “Cá này nhỏ, ủ nhanh lại là nguồn phân bón vô hại cho đất. Cây trồng hấp thu nhanh, phát triển mạnh nhờ thế mà vườn quýt của tôi xanh tốt đều, ít sâu bệnh”, ông Cự vui vẻ.

Quy trình ủ xác cá được ông chia sẻ: Nếu dùng thùng phi loại 100 lít, mình sẽ đưa khoảng 50kg cá vào. Dùng chế phẩm sinh học trộn đều lên xác cá, khuấy cho đều rồi đậy kín nắp. Một tuần đầu, mỗi ngày đều mở nắp bồn đảo đều lên một lần cho cá ngấm. Sau đó để ủ thêm 3 tuần nữa là dùng được. Xác cá ủ một tháng là dùng tốt nhất. Ông Cự cũng bày phương pháp này đến nhiều nông dân ở trong thôn cùng thực hiện.

Nhờ địa hình thuận lợi, nằm sát bờ sông nên nguồn nước tưới tiêu cho cây luôn ổn định. Vườn quýt của gia đình ông Cự phát triển rất nhanh. Sau hai năm, quýt đã đơm bông, trổ quả. Nâng nui những trái quýt nặng oằn trên tay, ông Cự khoe “vườn quýt ngày đã cho gia đình mình thu nhập được 2,6 tỷ đồng rồi đó. Nếu thu hết năm nay cũng phải được trên ba tỷ, gần bốn tỷ đồng”.

Đưa chúng tôi đi thăm khắp khu vườn, ông Cự bảo: “Năm nay xã Long Hà mình bị bọ xít muỗi hoành hành dữ quá. Cây gì nó cũng xơi hết. May mà mình phòng sớm, không thì vườn quýt của mình cũng bị nó hút sạch rồi”. Ngoài bọ xít muỗi, nhện đỏ cũng là một khắc tinh của quýt. Loại này hút đọt, hút cả trái non của cây... “Nhờ học hỏi những người đi trước, tôi hiểu được các bệnh mà cây quýt thường gặp. Thế nên tôi phòng được hết, chỉ một vài trái bị sạm vỏ thôi, không đáng kể”, ông Cự chia sẻ.

14-32-39_q2
Ông Cự giới thiệu về hệ thống ủ phân hữu có từ cá tạp

Tính đến nay, vườn quýt của gia đình ông Cự đã cho ba đợt trái. Đợt đầu vào tháng 7/2016, với 30 tấn, thu 600 triệu đồng. Tháng 3/2017, lứa đầu tiên ông Cự hái được 60 tấn, giá 23 ngàn đồng/kg. Đợt tháng 4/2017, hái 37 tấn, giá 22 ngàn đồng/kg. Lúc này giá quýt đang cao, 28 ngàn đồng/kg nhưng vườn chỉ hái lai rai mỗi đợt được khoảng 8-10 triệu.

Tính ra vườn quýt của gia đình ông đã thu về gần 3 tỷ đồng. Nhẩm tính về giá trị mà vườn quýt đem lại, ông Cự mỉm cười vì đã nhận được vị ngọt bên dòng sông Bé hiền hòa.

Xem thêm
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh và an toàn thực phẩm

Sáng 9/1, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở NN-PTNT Hà Nội) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 2025.

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.