| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Khẩn trương dập dịch khảm lá sắn

Thứ Ba 14/04/2020 , 13:10 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo việc khẩn trương phòng trừ dịch bệnh khảm lá sắn lây lan, gây hại trên diện rộng gây ảnh hưởng đến sản xuất.

Hơn ngàn ha sắn ở Thừa Thiên- Huế bị bệnh khảm lá gây hại. Ảnh: Tiến Thành.

Hơn ngàn ha sắn ở Thừa Thiên- Huế bị bệnh khảm lá gây hại. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Thừa Thiên- Huế, kế hoạch năm 2020, toàn tỉnh trồng khoảng 5.665 ha sắn, đã trồng 4.824 ha.

Đến nay, đã có 1.591 ha bị bệnh khảm lá sắn đang gây hại, tập trung chủ yếu huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà.Trong đó, diện tích bị mất trắng là hơn 816 ha; diện tích nhiễm trung bình - nặng 688 ha.  

Hiện, bệnh khảm lá sắn cũng đã bùng phát ở huyện A Lưới với khoảng 8 ha bị nhiễm, ở các xã Hương Nguyên, Hồng Hạ… tỷ lệ nhiễm bệnh 20-30%, nơi cao 70-100% và chủ yếu trên giống sắn KM94.

Vụ sắn năm nay gia đình ông Nguyễn Đắc Hùng (trú thôn Đồng Lâm, xã Phong An, Phong Điền) có hơn 8 sào sắn nhưng hơn một nửa trong số đó đã hư hại do bệnh khảm lá.

Theo ông Hùng, sau một thời gian trồng, cây sắn bắt đầu phát triển có hiện tượng bị xoăn và bạc lá và lây lan nhanh ra các cây khác. Gia đình ông đã mua nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật về phun và tăng cường bón phân nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Theo nhẩm tính của ông Hùng, hàng năm trung bình mỗi ha sắn mang lại thu nhập cho gia đình gia đình khoảng 20 - 30 triệu đồng.

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, huyện có gần 1.000 ha sắn nhiễm bệnh khảm lá. Để hỗ trợ cho người nông dân bị thiệt hại, UBND huyện Phong Điền đã thống nhất mức hỗ trợ tiêu hủy trên diện tích sắn bị nhiễm bệnh là 2 triệu đồng/ha đối với diện tích bị nhiễm bệnh trên 70% , 1 triệu đồng/ha đối với diện tích bị nhiễm bệnh dưới 70%.

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế Hồ Sỹ Nguyên, Sở đã có công văn chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV, các Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông vận động người dân nhổ bỏ những diện tích sắn bị nhiễm bệnh để tiêu hủy để tránh lây lan. Hiện, các địa phương đã tổ chức nhổ bỏ, tiêu hủy gần 1.000 ha.

Dich bệnh khảm lá sắn đã gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Ảnh: Tiến Thành.

Dich bệnh khảm lá sắn đã gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Ảnh: Tiến Thành.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra để dự báo nhằm phát hiện sớm bệnh khảm lá sắn, bọ phấn trắng để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hạn chế bệnh phát triển lây lan trên diện rộng, tránh ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.

Cùng với đó, tổ chức tập huấn, tuyên truyền về tác hại của bệnh khảm lá sắn, nguyên nhân và biện pháp phun trừ bọ phấn trắng để hạn chế lây lan cho những vụ sau.

Trước tình hình bệnh khảm lá sắn bùng phát và nguy cơ lan nhanh ở huyện A Lưới, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có công văn chỉ đạo việc khẩn trương phòng trừ.

Theo đó, yêu cầu UBND huyện A Lưới tổ chức huy động lực lượng nhổ bỏ, tiêu hủy cây sắn nhiễm bệnh bằng cách chất đống để đốt.

Trước khi nhổ, tiến hành phun trừ bọ phấn trắng bằng các loại thuốc hóa học như Chess 50WG, Topchets 650WG… phun kỹ vào dưới mặt lá để tăng khả năng bám dính của thuốc với bọ phấn, ngăn ngừa bọ phấn phát tán lây lan. Tiếp tục kiểm tra phát hiện sớm để tiêu hủy và phun trừ bọ phấn trắng kịp thời, hiệu quả...

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất