| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Ngư dân được mùa ruốc biển

Thứ Hai 11/05/2020 , 08:19 (GMT+7)

Làng biển Hải Dương (thị xã Hương Trà), biển Thuận An, Phú Thuận (huyện Phú Vang) nhộn nhịp từ sáng tinh mơ.

Ruốc biển.

Ruốc biển.

Ngư dân ở đây cho biết địa điểm khai thác ruốc là vùng bãi ngang cách bờ 100m, kéo dài 2km.

Mùa này, ruốc tụ lại từng đám, có lúc nổi dật dờ theo con sóng biển ven bờ, có lúc nằm dày đặc ngay bờ biển. Từng quầng ruốc biển rất lớn đang di chuyển men theo những mép sóng. Chúng bắn tanh tách trên mặt nước, tiếng rào rào như cơm sôi.

Ngư dân làng biển lũ lượt kéo nhau ra biển, trên tay của họ là những tay lưới dày được thiết kế để kéo ruốc.

Mỗi tay lưới kéo dài hơn 20m, hai bên được cặp vào hai thanh tre dài để chống cho lưới căng, phía dưới là những cục chì lớn để ép lưới xuống sát đáy biển, sau cùng là một cái đụt rất dài là nơi ruốc kéo được sẽ đọng lại ở đó.

Tùy theo luồng ruốc đi trên biển, ngư dân sử dụng loại lưới khác nhau để đón ruốc. Sản phẩm đánh bắt được có tên thật phong phú. Ruốc bắt từ mành dã ở nước sâu 5 - 7 sải, gọi là ruốc dã. Ruốc đánh được từ việc kéo lưới bằng đi bộ ven bờ gọi là ruốc kéo, từ việc lặn xuống đáy biển dùng lưới nhỏ mà vớt gọi là ruốc lặn, từ loại vó ở ngoài khơi gọi là ruốc te…

Đánh ruốc biển.

Đánh ruốc biển.

Một ngư dân đánh bắt ruốc tại biển Hải Dương (TX Hương Trà) cho biết, trong các loại nghề lưới ruốc thì nghề đánh ruốc bãi ngang là khó nhất, bởi con ruốc nằm ở độ sâu 5 - 7m so với mặt nước biển nên rất khó phát hiện. Nhiều chủ nghề thường mời những người dù cao niên nhưng có kinh nghiệm nhìn “màu ruốc” cùng đi biển để giúp họ đánh bắt.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, cho biết: “Biển được mùa ruốc khiến nhiều ngư dân rất phấn khởi vì có thu nhập đáng kể và thường xuyên.

Theo các vị cao niên trong vùng, phải mấy chục năm trở lại đây mới thấy con ruốc xuất hiện nhiều như thế tại khu vực ven biển này.

Hiện nay, mỗi gia đình trong xã đánh bắt ít nhất cũng được khoảng 1 tạ ruốc trong 1 ngày bằng phương pháp thủ công, thu nhập tối thiểu 500.000 đồng.

Tuy nhiên, có rất nhiều hộ khai thác đạt từ 5 đến 8 tạ ruốc, thu về từ 2 - 3 triệu đồng mỗi ngày. Khi con ruốc biển xuất hiện cũng là lúc ngư dân nhận biết mùa đánh bắt cá nục, cá trích, mực cơm trên biển bắt đầu".

Năm nay, ruốc xuất hiện muộn hơn, nhưng giá bán lại cao nên ngư dân rất vui. Một ngư dân cho biết, khai thác thuận lợi nên ai nấy đều phấn khởi. Bình quân mỗi lần ra khơi khai thác được hơn 5 tạ/ngày, có chiếc khai thác được gần 1 tấn.

Giá ruốc tươi do thương lái thu mua từ ngư dân có giá dao động từ 7.000 đến 10.000 đồng/kg. Con ruốc được thu mua chủ yếu để ướp mắm để tạo ra sản phẩm nước mắm ruốc đặc sản xứ Huế, hoặc loại mắm ruốc đặc sệt (gồm cả xác con ruốc tan vữa) tựa như mắm tôm ở ngoài Bắc, nhưng khác về mùi vị.

Ngoài ra, con ruốc còn được phơi khô, bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg để làm nhiều món ăn như tôm, tép khô.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm