| Hotline: 0983.970.780

Thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với từng vùng

Chủ Nhật 25/12/2022 , 20:43 (GMT+7)

Ngày 24/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về 'Giải pháp xây dựng chuỗi giá trị trong các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng cho người dân tại vùng khó khăn'.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vũ Ngọc Huyên cho biết, Chương trình “Không còn nạn đói” là chương trình hành động quốc gia thực hiện mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam trong đó cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng quanh năm; phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững; phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập; phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm.

Cần thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện từng vùng. Ảnh: NNVN.

Cần thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện từng vùng. Ảnh: NNVN.

Được biết, Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990 - 1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010 - 2012 và đã đạt được mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2), hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015 và cơ bản giải quyết được tình trạng đói vào năm 2020 (theo đánh giá của tổ chức FAO).

Tuy nhiên, suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao so với phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng, miền. Đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi - ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam.

Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Vũ Ngọc Huyên phát biểu tại buổi lễ: Ảnh: HVNN.

Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Vũ Ngọc Huyên phát biểu tại buổi lễ: Ảnh: HVNN.

Ở Việt Nam, mỗi năm chúng ta giảm tỷ lệ hộ nghèo ít nhất hơn 1%/năm và theo chuẩn nghèo hiện nay thì cả nước dưới 4%. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn có khoảng 26 tỉnh, trong đó bao gồm các huyện, xã có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao và tỷ lệ hộ nghèo cao nếu so với mặt bằng cả nước (từ trên 20% hộ nghèo). Chúng ta đạt chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội rất tốt. Nhưng chỉ số phát triển về thể trạng (hay nói đơn giản là chiều cao) của người Việt tăng trưởng không tương xứng với tốc độ cải thiện về đời sống xã hội.

Do đó, chương trình "Không còn nạn đói" đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể trong đó để đảm bảo cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đủ dinh dưỡng quanh năm cần thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện từng vùng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ NN-PTNT tiến hành triển khai xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng. Sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng không chỉ bù đắp lượng thiếu hụt dinh dưỡng còn góp phần tạo ra sinh kế, nâng cao thu nhập của người dân. Giai đoạn 2019- 2020 Bộ NN-PTNT đã thực hiện mở rộng từ 3 mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng năm 2019 ra nhiều tỉnh thành, ở các xã, thôn, bản khó khăn.  

"Để các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng hiệu quả, ổn định, bền vững thì việc liên kết theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp cần thiết và quan trọng. Trong những năm qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được giao thực hiện nhiều hoạt động trong khuôn khổ chương trình: Tập huấn cho cán bộ triển khai xây dựng dự án nông nghiệp dinh dưỡng; tập huấn cho tổ hợp tác, HTX thực hành xây dựng kế hoạch sản xuất, triển khai thí điểm về chuỗi giá trị các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng, xây dựng tài liệu của chương trình", Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Vũ Ngọc Huyên chia sẻ.

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: HVNN.

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: HVNN.

Thực hiện Quyết định số số 255/QĐ-KTHT-GN ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương kế hoạch Hội thảo quốc gia về giải pháp xây dựng chuỗi giá trị trong các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng cho người dân tại vùng khó khăn. Nhằm mục đích trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị trong các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng chuỗi giá trị hiệu quả về nông nghiệp dinh dưỡng cho người dân tại các vùng khó khăn trên cả nước cũng như đưa ra các giải pháp kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức có liên quan tham gia đầu tư, và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp  dinh dưỡng; Thảo luận việc xây dựng mô hình nông nghiệp dinh dưỡng, chuỗi giá trị trong xây dựng mô hình, nhất là thành lập các tổ hợp tác, HTX có những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để đưa ra giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Và ngày 24/12/2022, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo Quốc gia về: “Giải pháp xây dựng chuỗi giá trị trong các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng cho người dân tại vùng khó khăn”.

Xem thêm
Rau quả Việt Nam có cơ hội ở Thụy Điển nhờ khác biệt mùa vụ

Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn với rau quả Việt Nam, do thị trường này nhập khẩu rau quả với khối lượng lớn và sự khác biệt về mùa vụ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Syngenta hỗ trợ xây trường học và nhà ở cho hộ nghèo

ĐẮK LẮK Syngenta Việt Nam hỗ trợ xây nhà ở cho 2 gia đình có hoàn cảnh khó khăn và 1 điểm trường tại xã Tân Tiến và Vụ Bổn (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk).